Cho tam giác ABC cân tại A gọi M là trung điểm của BC trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD a,c/m tam giác ABC = tam giác ACM b, AM là t

Cho tam giác ABC cân tại A gọi M là trung điểm của BC trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD
a,c/m tam giác ABC = tam giác ACM
b, AM là tia phân giác góc BAC
c, AB song song CD
d, Biết AB = 5cm BC=8cm . Tính AH
e, Biết góc BAC = 70 độ tính số đo góc B và C của tam giác ABC
Vẽ hình giúp mình vs

0 bình luận về “Cho tam giác ABC cân tại A gọi M là trung điểm của BC trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD a,c/m tam giác ABC = tam giác ACM b, AM là t”

  1.  

    a)

     

    Xét $\Delta ABM$và $\Delta ACM$, ta có:

    $AB=AC$ ( $\Delta ABC$ cân tại $A$ )

    $BM=CM$ ( $M$ là trung điểm $BC$ )

    $AM$ là cạnh chung

    $\to \Delta ABM=\Delta ACM$ ( c.c.c )

     

    b)

     

    Vì $\Delta ABM=\Delta ACM$ ( chứng minh trên )

    Nên $\widehat{MAB}=\widehat{MAC}$ ( hai góc tương ứng )

    $\to AM$ là tia phân giác $\widehat{BAC}$

     

    c)

     

    Xét $\Delta ABM$ và $\Delta DCM$, ta có:

    $MA=MD$ ( giả thiết )

    $BM=CM$ ( $M$ là trung điểm $BC$ )

    $\widehat{AMB}=\widehat{DMC}$ ( hai góc đối đỉnh )

    $\to \Delta ABM=\Delta DCM$ ( c.g.c )

    $\to \widehat{ABM}=\widehat{DCM}$ ( hai góc tương ứng )

    Mà hai góc này nằm ở vị trí so le trong

    Nên $AB\,\,||\,\,C\text{D}$

     

    d) Tính $AM$

     

    Vì $\Delta ABM=\Delta ACM$ ( chứng minh trên )

    $\to \widehat{AMB}=\widehat{AMC}$

    Mà $\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180{}^\circ $ ( hai góc kề bù )

    $\to \widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\dfrac{180{}^\circ }{2}=90{}^\circ $

    $\to AM\bot BC$

    $\to \Delta ABM$ vuông tại $M$

     

    $M$ là trung điểm $BC$

    $\to MB=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{8}{2}=4\left( cm \right)$

     

    $\Delta ABM$ vuông tại $M$ nên:

    $A{{B}^{2}}=A{{M}^{2}}+M{{B}^{2}}$ ( định lý Pi-ta-go )

    ${{5}^{2}}=A{{M}^{2}}+{{4}^{2}}$

    $A{{M}^{2}}={{5}^{2}}-{{4}^{2}}$

    $A{{M}^{2}}=25-16$

    $A{{M}^{2}}=9$

    $AM=3\left( cm \right)$

     

    e)

     

    $\Delta ABC$ cân tại $A$ nên:

    $\widehat{B}=\widehat{C}=\dfrac{180{}^\circ -\widehat{BAC}}{2}=\dfrac{180{}^\circ -70{}^\circ }{2}=\dfrac{110{}^\circ }{2}=55{}^\circ $

     

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    `a)`

    Xét `ΔABC` và `ΔACM` có :

    `MB = MC (GT)`

    `AB = AC` (vì `ΔABC` cân tại `A`)

    `AM` chung

    `⇒ ΔABC = ΔACM (c.c.c)`

    `b)`

    Vì `ΔABC = ΔACM` (Câu a)

    `⇒ hat{BAM} = hat{CAM}` (2 góc tương ứng)

    hay `AM` là tia phân giác của `hat{BAC}`

    `c)`

    Xét `ΔMBA` và `ΔMCD` có :

    `MB = MC (GT)`

    `MA = MD (GT)`

    `hat{BMA} = hat{CMD}` (2 góc đối đỉnh)

    `⇒ ΔMBA = ΔMCD (c.g.c)`

    `⇒ hat{MBA} = hat{MCD}` (2 góc tương ứng)

    mà 2 góc này ở vị trí slt

    $⇒ AB // CD$

    `d)`

    xem lại đề nhá : Chỉ tính được `AM` thôi chứ tính `AH` vô lí

    `e)`

    Vì `ΔABC` cân tại `A`

    `⇒ hat{ABC} = hat{ACB} = (180^o – hat{BAC})/2 = 110^o/2 = 55^o`

     

    Bình luận

Viết một bình luận