cho tam giác ABC cân tại A, vẽ BH vuông góc với AC tại H, vẽ CK vuông góc với AB tại K A) chứng minh tam giác BHC bằng tam giác CKB B) chứng minh ta

cho tam giác ABC cân tại A, vẽ BH vuông góc với AC tại H, vẽ CK vuông góc với AB tại K
A) chứng minh tam giác BHC bằng tam giác CKB
B) chứng minh tam giác AHK cân
C) chứng minh HK // BC
D)gọi O là giao điểm của BH và CK, M là trung điểm của BC.Chứng minh ba điểm A,O,M thẳng hàng

0 bình luận về “cho tam giác ABC cân tại A, vẽ BH vuông góc với AC tại H, vẽ CK vuông góc với AB tại K A) chứng minh tam giác BHC bằng tam giác CKB B) chứng minh ta”

  1. Giải thích các bước giải:

    a.Xét $\Delta BHC,\Delta CKB$ có:

    $\widehat{BHC}=\widehat{BKC}=90^o$

    Chung $BC$

    $\widehat{HCB}=\widehat{ACB}=\widehat{ABC}=\widehat{KBC}$

    $\to\Delta BHC=\Delta CKB(g.c.g)$

    b.Từ câu a

    $\to BK=CH$

    Mà $AB=AC$ do $\Delta ABC$ cân tại $A$

    $\to AK=AB-BK=AC-CH=AH$

    $\to\Delta AHK$ cân tại $A$

    c.Ta có $\Delta AHK,\Delta ABC$ cân tại $A$

    $\to\widehat{AKH}=90^o-\dfrac12\hat A=\widehat{ABC}$

    $\to HK//BC$

    d.Xét $\Delta AOK,\Delta AOH$ có:

    Chung $AO$

    $\widehat{AKO}=\widehat{AHO}=90^o$

    $AK=AH$ 

    $\to\Delta AOK=\Delta AOH$(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

    $\to OK=OH$

    Mà $BH=CK$ (câu a)

    $\to OB=BH-OH=CK-OK=OC$

    Ta có $AB=AC, OB=OC, MB=MC$ vì $M$ là trung điểm $BC$

    $\to A,O,M\in$ trung trực của $BC$

    $\to A,O,M$ thẳng hàng

    Bình luận
  2. Hình bạn tự vẽ nha ^^

    a, Xét ΔABC cân tại A có:

    AB=AC và ^ABC=^ACB hay ^KBC=^HCB

    Xét ΔBHC và ΔCKB có:

    ^BHC=^CKB (=90⁰)

    BC là cạnh chung

    ^KBC=^HCB (cmt)

    => ΔBHC = ΔCKB (ch-gn)

    vậy…..

    b, Theo câu a: ΔBHC = ΔCKB 

    => CH=BK (2 cạnh tg ứng)

    mà AB=AC

    => AB-BK=AC-CH =>AK=AH

    => ΔAHK cân tại A

    vậy…..

    c, Theo câu b: ΔAHK cân tại A

    => ^AKH=(180⁰-^KAH)/2 hay ^AKH=(180⁰-^BAC)/2  (1)

    mà ΔABC cân tại A => ^ABC=(180⁰-^BAC)/2               (2)

    (1)(2)=> ^AKH=^ABC mà 2 góc này ở vị trí so le trong

    => KH//BC

    vậy…..

    d, Xét ΔAKO và ΔAHO có:

    ^OKA=^AHA (=90⁰)

    AK=AH (câu b)

    AO là cạnh chung

    => ΔAKO = ΔAHO (ch-cgv)

    => ^OAK=^OAH (2 góc tg ứng)

    => AO là p/g ^BAC             (3)

    Xét ΔABC cân tại A có: 

    M là đường trung tuyến ứng vs cạnh BC

    => M cũng là đường p/g của ^BAC

    => AM là p/g ^BAC            (4)

    (3)(4)=> AO ≡ AM

    => A,O,M thẳng hàng

    vậy…….

    cho mk xin ctlhn nha ^^

    Bình luận

Viết một bình luận