Cho tam giác ABC vuông cân ở A, M là trung điểm của Bc. Điểm E nằm giữa M và C. Kẻ BH, CK vuông góc với AE (H, K thuộc AE) a) Chứng minh: BH = AK b)

Cho tam giác ABC vuông cân ở A, M là trung điểm của Bc. Điểm E nằm giữa M và C. Kẻ BH, CK vuông góc với AE (H, K thuộc AE)
a) Chứng minh: BH = AK
b) Chứng minh: tam giác MBH = tam giác MAK
c) Chứng minh: tam giác MHK là tam giác vuông cân

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông cân ở A, M là trung điểm của Bc. Điểm E nằm giữa M và C. Kẻ BH, CK vuông góc với AE (H, K thuộc AE) a) Chứng minh: BH = AK b)”

  1. a) Ta có:

    Góc ABH + góc BAH = 90°

    Mà góc CAH + góc BAH = 90°

    => Góc ABH = Góc CAH

    Xét ΔABH và ΔCAK có:

    – Góc H = Góc C (= 90°)

    – AB = AC (Tam giác ABC vuông cân)

    – Góc ABH = Góc CAH (cmt)

    => ΔABH = ΔCAK (cạnh huyền-góc nhọn)

    => BH = AK

    b) Ta có BH//CK (Cùng vuông góc với AK)

    =>Góc HBM = Góc MCK (So le trong)  (1)

    Mà góc MAE + góc AEM = 90°  (2)

    Góc MCK + góc CEK = 90°  (3)

    Và góc AEM = góc CEK (2 góc đối đỉnh)  (4)

    Từ (2),(3),(4) => Góc MAE = Góc ECK  (5)

    Từ (1),(5) => Góc HBM = Góc MAE

    Ta có AM là trung tuyến của tam giác vuông ABC nên AM = BM = MC = 1/2 BC

    Xét ΔMBH và ΔMAK có:

    – MB = AM (cmt)

    – Góc HBM = Góc MAK(cmt)

    – BH = AK (cm ở câu a)

    => ΔMBH = ΔMAK (c.g.c)

    c) Theo câu a, b ta có:

    – AH = CK

    – MH = MK

    – AM = MC

    ⇒ ΔAMH = ΔCMK (c.c.c)

    ⇒ Góc AMH = Góc CMK
    Mà góc AMH + góc HMC = 90°

    ⇒ Góc CMK + góc HMC = 90° hay góc HMK = 90°

    ΔHMK có MK = MH và góc HMK = 90°

    ⇒ ΔHMK vuông cân tại M (đpcm)
                                 Nếu thấy hay thì cho mình xin câu trả lời hay nhất nha ^^

    Bình luận

Viết một bình luận