cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 3 cm, AC= 4 cm a) Tính độ dài cạnh BC. b)Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DE vuông gó

cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 3 cm, AC= 4 cm
a) Tính độ dài cạnh BC.
b)Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DE vuông góc với BC ( e thuộc BC).Chứng minh tam giác BAD= tam giác BED.
c)Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh tam giác ADF= tam giác EDC
d) Chứng minh DF>DE. Giúp mình với mn ơi >< @hld2mphucdu cậu giúp mình đi mà T^T

0 bình luận về “cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 3 cm, AC= 4 cm a) Tính độ dài cạnh BC. b)Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DE vuông gó”

  1. a) Áp dụng Pytago, tính được BC = 5 cm

    b) Xét hai tam giác vuông BAD và BED có

    BD cạnh chung

    Góc ABD = góc DBE (gt)

    Do đó ∆BAD = ∆BED (cạnh huyền – góc nhọn)

    c) Xét hai tam giác vuông ADF và EDC có

    Góc ADF = góc EDC (đối đỉnh)

    AD = DE (∆BAD = ∆BED)

    Do đó ∆ADF = ∆EDC (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

    d) Xét ∆ADF vuông tại A luôn có

    DF > DA (cạnh huyền > cạnh góc vuông)

    Mà DA = DE

    Nên DF > DE

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    $\text{ a, Theo định lý Py-ta-go, tam giác ABC vuông tại A }$

    $\text{có :} AB^2 + AC^2 = BC^2 $

    $⇒ BC = \sqrt[]{AB^2 + AC^2} = \sqrt[]{3^2 + 4^2}$

    $⇒ BC = 5 cm $

    $\text{Vậy B = 5cm} $

    $\text{b, Xét Δ BAD và Δ BED }$

    $\text{có}\left{}\begin{matrix}\widehat{BAD}=\widehat{BED}=90^o\text{(DE⊥BC)}\\\text{BD là cạnh chung }\\\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\text{(tia phân giác BD)}\end{matrix}\right.$

    $⇒ ΔBAD = Δ BED( ch-gn)  ( đpcm ) $

    $\text{c, từ b, ta có : ΔBAD = Δ BED( ch-gn)}$

    $⇒ DA = DE \text{(2 cạnh tương ứng )} $

    $\text{Xét Δ ADF và Δ EDC} $

    $\text{có}\left{}\begin{matrix}\widehat{FAD}=\widehat{CED}=90^o\text{(DE⊥BC)}\\\text{DA = DE ( cmt )  }\\\widehat{ADF}=\widehat{EDC}\text{(đối đỉnh)}\end{matrix}\right.$

    $⇒ ΔADF = Δ EDC ( g.c.g) ( đpcm ) $

    $\text{d, từ c, ta có : ΔADF = Δ EDC ( g.c.g)} $

    $⇒ DF = DC \text{(2 cạnh tương ứng )} $

    $\text{ có trong tam giác vuông thì góc vuông là lớn nhất } $

    $⇒ \text{trong Δ EDC vuông tại E thì } \widehat{DEC } \text{ lớn nhất } $

    $\text{theo quan hệ giữa góc và cạnh đối diện, ta được DC là cạnh lớn nhất } $

    $⇒ DC > DE $

    $\text{Mà DF = DC } ⇒ DF > DE ( đpcm ) $

    Bình luận

Viết một bình luận