Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 9cm, BC = 15cm a) Tính độ dài cạnh AC b) Trên tia đối của tia AB, lấy điểm D sao cho, A là trung điểm của đoạn t

Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 9cm, BC = 15cm
a) Tính độ dài cạnh AC
b) Trên tia đối của tia AB, lấy điểm D sao cho, A là trung điểm của đoạn thẳng BD. Chứng minh: tam giác BAC = tam giác DAC và BCD là tam giác cân
c) Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng qua M vuông góc với AC tại H cắt DC tại E. Đường thẳng DM cắt cạnh AC tại G. Chứng minh: tam giác MHC = tam giác EHC và ba điểm B, G, E thẳng hàng

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 9cm, BC = 15cm a) Tính độ dài cạnh AC b) Trên tia đối của tia AB, lấy điểm D sao cho, A là trung điểm của đoạn t”

  1. a) Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông ABC ta có:

    BC^2=AB^2+AC^2

    =>15^2=9^2+AC^2

    =>225=81+AC^2

    =>AC^2=225-81=144

    =>AC=12

     Vậy AC=12cm

    b) Xét tam giác BAC và tam giác DAC:

    AC là cạnh chung

     Góc BAC=góc DAC(=90 độ)

    AB=AM(gt)

    Từ đó=> tam giác BAC=tam giác DAC (c.g.c) (đpcm)

    =>BC=CD (hai góc tương ứng)

    =>tam giác BCD cân (tại C) (đpcm)

     c) Vì tam giác BAC=tam giác DAC (CMT)

    =>góc BCA=góc DCA (hai góc tương ứng)

    hay góc MCH= góc ECH

     Xét tam giác MHC và tam giác EHC:

    góc MHC=góc EHC (=90 độ)

    HC là cạnh chung 

    Góc MCH=góc ECH (CMT)

    Từ đó =>tam giác MHC = tam giác EHC (đpcm)

    Ta có:

    DE=DC-CE

    BM=BC-MC

    CB=CD(2 cạnh tương ứng)

    CE=CM(2 cạnh tương ứng)

    Từ đó=>DE=BM

    Mà BM=MC=CE

    =>DE=EC

    =>BE là đường trung tuyến của tam giác DBC

    Mà DM và AC cũng là đường trung tuyến của tam giác DBC

    =>3 đường trung tuyến cắt nhau tại G

    =>B, G, E thẳng hàng (đpcm)

     

    Bình luận

Viết một bình luận