Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Kẻ EH⊥BC (H ∈ BC) a) Chứng minh ΔABE = ΔHBE b) Chứng minh BE là trung trực của AH

Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Kẻ EH⊥BC (H ∈ BC)
a) Chứng minh ΔABE = ΔHBE
b) Chứng minh BE là trung trực của AH
c) Trên tia đối của tia AB lấy điểm P sao cho AP = HC. Chứng minh AH // PC
d) Chứng minh ba điểm P, E, H thẳng hàng

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC tại E. Kẻ EH⊥BC (H ∈ BC) a) Chứng minh ΔABE = ΔHBE b) Chứng minh BE là trung trực của AH”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

       a. Xét Δvuông ABE và ΔvuôngHBE có:    gócABE=góc HBE ( BE là đường phân giác của ΔABC)     Cạnh BE chung      ⇒ΔABE=ΔHBE ( cạnh huyền-góc nhọn)  b.  Vì ΔABE=ΔHBE ( theo a)  ⇒ AB=HB và AE=BE  ⇒ BE là trung trực của AH ( tính chất mọi điểm thuộc đường trung trực cách đều 2 đầu mút)  c. Xét ΔAPC có: AB/AP=HB/HC  vì AB=BH<chứng minh trên>, AP=HC<giả thiết>)  ⇒ AH//PC ( Định lý Talet đảo)  d. Xét ΔAEP và ΔHEC có           AE=HE ( chứng minh trên)           góc EAP = góc EHC (=90độ)           AP=HC(giả thiết)  ⇒ΔAEP=ΔHEC ( c.g.c)  ⇒ góc AEP = góc HEC  Mà góc HEC+góc HAE=180độ  ⇒ góc AEP+góc HAE=180độ  ⇒P,E,H thẳng hàng

    Bình luận
  2. a, Xét ΔABE và ΔHBE ta có:
    BE chung

    \(\widehat{ABE}\) = \(\widehat{HBE}\)

    => ΔABE = ΔHBE ( cạnh huyền – góc nhọn)

    b, ΔABE = ΔHBE

    => AB = BH
    => B cách đều hai đầu mút của đoạn AH

    => B thuộc đường trung trực AH (1)

    ΔABE = ΔHBE

    => AE = EH
    => E cách đều hai đầu mút của đoạn AH

    => E thuộc đường trung trực AH (2)

    Từ (1) và (2) => BE là đường trung trực của AH
    c, BA = BH

        AP = CH

    => BA + AP = BH + CH

    => BP = BC

    => ΔBPC cân tại B

    => \(\widehat{BCP}\) = \(\frac{180 – \widehat{B}}{2}\)  (3)

    ΔBAH cân tại B

    => \(\widehat{BHA}\) = \(\frac{180 – \widehat{B}}{2}\)  (4)

    Từ (3) và (4) => \(\widehat{BCP}\) = \(\widehat{BHA}\)

    mà hai góc này ở vị trí đồng vị

    => AH // PC

    d, Xét ΔPEA và ΔCEH ta có:

    AP = CH
    AE = EH ( do ΔABE = ΔHBE cm câu a)

    => ΔPEA = ΔCEH ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)

    => \(\widehat{AEP}\) = \(\widehat{HEC}\)

    mà A, E, C thẳng hàng

    => P, E, H thẳng hàng ( đccm)

    Bình luận

Viết một bình luận