Cho tình huống sau:
Minh là một du học sinh Việt Nam mới về nước. Bảo rủ Minh đi tham quan du lịch Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, khi đi qua Nhà hát Lớn và cầu Long Biên, Bảo cho rằng Pháp thật tốt khi đã xây dựng cho Việt Nam những công trình kiến trúc rất đẹp và hiện đại vào thời kì đó. Khi nghe như vậy, Minh phân vân không biết ý kiến của Bảo có đúng hay không?
A.Con hãy: Giúp bạn minh giải đáp thắc mắc trên
B.TrìnhbàykháiquátnhữngchínhsáchcủathựcdânPháptrongcuộckhaithácthuộcđịalần thứ nhất ở Việt Nam?Buổi chiều, hai bạn có ghé ăn cơm và mua sách ở 2 con phố lớn là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Minh rất băn khoăn tự hỏi: “Bảo ơi, cậu có biết vì sao hai con phố lớn bên cạnh thành lại được đặt tên bởi hai nhân vật lịch sử là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu hay không?”. Họ đã để lại dấu ấn gì ở nơi này? Con hãy giúp Minh giải đáp thắc mắc trên, từ đó con hãy rút ra bài học con học được từ 2 nhân vật lịch sử đó.
A.Ý kiến của Bảo hoàn toàn sai vì lúc bấy giờ Pháp sang xâm lược Việt Nam và bóc lột sức lao dộng của nhân dân ta để phục vụ cho chúng.để xây được cầu long biên biết bao cha ông ta đã đổ máu trên công trình ấy và những công trình ấy là do Pháp bắt nhân dân ta làm chứ KHÔNG phải muốn xây cho đất nước.
B.
* Chính sách của thực dân Pháp:
+ Chính trị : Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
+ Kinh tế:
– Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
– Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.
– Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
– Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
+ Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.