Cho X và Y là 2 oxit của cùng một kim loại M. Biết khi hoà tan cùng một lượng oxit X như nhau đến hoàn toàn trong HNO3 và HCl rồi cô cạn dung dịch thì

Cho X và Y là 2 oxit của cùng một kim loại M. Biết khi hoà tan cùng một lượng oxit X như nhau đến hoàn toàn trong HNO3 và HCl rồi cô cạn dung dịch thì thu được những lượng muối nitrat và clorua của kim loại M có cùng hoá trị. Ngoài ra, khối lượng muối nitrat khan lớn hơn khối lượng muối clorua khan một lượng bằng 99,38% khối lượng oxit đem hoà tan trong mỗi axit. Phân tử khối của oxit Y bằng 45% phân tử khối của oxit X. Xác định các oxit X, Y. Đáp số

0 bình luận về “Cho X và Y là 2 oxit của cùng một kim loại M. Biết khi hoà tan cùng một lượng oxit X như nhau đến hoàn toàn trong HNO3 và HCl rồi cô cạn dung dịch thì”

  1. Oxit $X$ tác dụng với $HNO_3$, $HCl$ tạo muối $M$ cùng hoá trị nên trong $X$, $M$ có hoá trị cao nhất.

    Đặt CTHH oxit $X$ là $M_2O_n$. Xét $1$ mol $X$

    $M_2O_n+2nHNO_3\to 2M(NO_3)_n+nH_2O$

    $\to n_{M(NO_3)_n}=2(mol)$

    $M_2O_n+2nHCl\to 2MCl_n+nH_2O$

    $\to n_{MCl_n}=2(mol)$

    Ta có: $m_{M(NO_3)_n}-m_{MCl_n}=99,38\%m_X$

    $\to 2(M_M+62n)-2(M_M+35,5n)=0,9938(2M_M+16n)$

    $\to 53n=0,9938.2M_M+0,9938.16n$

    $\to M_M=\dfrac{56n}{3}$

    $\to n=3; M_M=56(Fe)$

    Vậy CTHH $X$ là $Fe_2O_3$

    $M_Y=45\%M_Y=45\%.160=72$

    Đặt CTHH oxit $Y$ là $Fe_xO_y$

    $\to 56x+16y=72$

    $\to x=y=1$

    Vậy CTHH $Y$ là $FeO$

    Bình luận

Viết một bình luận