Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầ

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ 2 em vừa chép. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Trình bày bằng một đoạn văn (5-7 câu), trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là (gạch chân và chú thích rõ).

0 bình luận về “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầ”

  1. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác giả đã so sánh chú bé Lượm với con chim chích. Chim chích là một loại chim rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Loài chim này tuy nhỏ bé nhưng lại rất hanh nhẹn. Phép so sánh đã làm nổi bật được vẻ ngoài nhỏ nhắn của chú bé Lượm. Đồng thời nhấn mạnh sự nhanh nhẹn, vui tươi, hoạt bát của chú bé Lượm. Qua đó ta thấy được sự yêu mến dành cho cú bé Lượm của tác giả. 

    Bình luận
  2. Đoạn thơ trên đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Ở đây, tác giả đã so sánh chú bé Lượm như một chú chim chích. Chim chích là một chú chim nhỏ bé, và dường như chú rất thân thuộc đối với làng quê Việt Nam. Việc so sánh Lượm với chim chích giúp cho hình dáng và hoạt động của chú bé Lượm trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Sự so sánh này gợi tả hình ảnh so sánh được thêm sinh động, hấp dẫn cho người đọc hơn.

    Bình luận

Viết một bình luận