Chứng minh : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko chép mạng , ko coppy)

Chứng minh : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko chép mạng , ko coppy)

0 bình luận về “Chứng minh : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko chép mạng , ko coppy)”

  1. Trả lời:

    Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, phê phán , còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ người đời về đạo lý lòng biết ơn. Đây là một trong những câu ca dao rất hay về lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

    Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, là sự kết tinh qua thời gian và năm tháng. Nhưng những thứ thơm ngon đó đâu phải tự dưng mà có được, để có được nó, người nông dân, hay ở đây là những “kẻ trồng cây”, phải mất rất nhiều thời gian để tưới tiêu cũng như bỏ công ngày đêm chăm sóc. Như vậy những lúc ta ăn những trái ngon ấy, ta phải có thái độ “nhớ” đến những người trồng ra nó. Tuy nhiên, ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó. Với cách ẩn dụ khéo léo, đặc biệt, ta có thể thấy một ý nghĩa cao cả hơn rằng, “ăn quả” là sự thừa hưởng, kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần, “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã tạo ra những thành quả, những giá trị vật chất và tinh thần đó. Như vậy, ông bà ta muốn gửi gắm cho con cháu đời sau của mình chính là lòng biết ơn. Tức là khi hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó, bởi những thành quả đó đâu phải tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ.

    Mỗi người chúng ta, không phải tự nhiên mà được sinh ra trên cuộc đời này, đó chính là công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người. Vì vậy để nhớ ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nước ta có các ngày như: ngày của mẹ 9/5, ngày của cha 21/6,… Rất nhiều bài hát về cha mẹ đã được sáng tác nhằm mục đích thấm nhuần công lao cha mẹ vào sâu trong trái tim con người. Vào những ngày này, phận làm con cái đều tặng cho cha mẹ những bông hoa đẹp nhất, những lời chúc ý nghĩa nhất để tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ. Giáo  dục là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta, nhưng trồng cây đã khó trồng người lại càng khó khăn hơn. Thầy cô bỏ công sức giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các học sinh vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải luôn khắc ghi trong lòng. Gắn liền với ngày 20/11- ngày nhà giáo Việt Nam là những hoạt động báo đáp công ơn được diễn ra như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho cựu giáo viên,…

    Bên cạnh câu tục ngữ trên, ta còn có thể bắt gặp những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như “chim có tổ người có tông”, “Ai về Phú Thọ cùng ta /Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười/Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba”

    Nhìn chung, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những lời khuyên đầy ý nghĩa về lòng biết ơn mà ông bà đã truyền lại cho chúng ta. Đó đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đều phải luôn ghi nhớ, giữ gìn và phát huy.

    Lòng biết ơn là thước đo của đạo đức, tạo ra một thói quen tốt trong tâm hồn của con người. Lòng biết ơn giúp cho con người có một cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Giúp cho gia đình hòa thuận, êm ấm. Từ đó làm cơ sở để phát triển một xã hội văn minh, tiến bộ. Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.

    Nhưng bên cạnh đó, đã không ít trường hợp các bạn trẻ ngày nay phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đập cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường,…Họ quên đi truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây tốt đẹp của dân tộc. Những con người này đáng bị xã hội lên án và trỉ trích.

    Sau khi đọc xong câu tục ngữ, em rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân mình. Là một học sinh, em cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được. Trong gia đình, em cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ … Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô. Bên cạnh đó, em cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay.

    Có thể nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học về đạo lý làm người sâu sắc và ý nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Nó được đúc kết bằng câu tục ngữ hết sức mộc mạc và giản dị. Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang vô cùng quý giá trên con đường bước vào đời của mỗi chúng ta sau này. 

    Xin hay nhất ạ làm ơn , về cho nhóm ạ .

    Bình luận
  2.     Từ xa xưa, dân tộc ta luôn giữ một truyền thống Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Đó là truyền thống tốt đẹp của Việt nam ta.

        Nếu được ăn một quả ngọt, bạn phải nghĩ đến những người nông dân cực khổ, đổ  bao nhiêu mồ hôi công  sức. vậy nên ông cha ta mãi lưu truyền câu tục ngữ này. Khi ta được  ăn ngon, mặc đẹp cũng đừng nên quên đi những ngày tháng vất vả. Khi tận hưởng những điều tốt đẹp đó thì phải biết ơn những người tạo ra thành quả đó  vì trong thiên nhiên và xã hội, ko có sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, ko có  công sức lao động tạo nên.

        Của cải, vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do ông cha ta gây dựng nên. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế nhớ nguồn là đạo lí rất thiết yếu. Khi bưng bát cơm đầy, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã một nắng hai sương, muôn phần cay đắng để làm nên hạt gạo. Sống phải biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có. Được thừa hưởng cuộc sống tự do, yên bình thì ta phải tuỏng nhớ đến những người anh hùng liệt sĩ  đã chiến đấu,  hi sinh anh dũng để bảo vệ đất nước. 

        Như vậy, câu tục ngữ ăn quả ngớ kẻ trông cây đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

    Nhớ vote 5* nha!!!

        

     

    Bình luận

Viết một bình luận