Chứng minh câu nói của Lênin Học nữa học mãi. Ko Sao chép mạng Ko spam nha

Chứng minh câu nói của Lênin Học nữa học mãi.
Ko Sao chép mạng
Ko spam nha

0 bình luận về “Chứng minh câu nói của Lênin Học nữa học mãi. Ko Sao chép mạng Ko spam nha”

  1. Trong đời sống chúng ta hầu như đều biết đến câu nói của nhà văn người Nga Lê Nin “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

    Như vậy câu nói trên có nghĩa là gì? Chúng ta đều biết rằng có học mới có được kiến thức mà có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. ” Học” ở đây là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong trường.

    Nhưng cái ” học ” trong câu của Lê – nin không chỉ dừng lại ở đấy mà còn muốn nhắc nhở mọi người rằng muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập không ngừng nghỉ, học suốt đời và không chỉ học trong trường mà cần phải học mọi lúc, mọ nơi, mọi phương diện. Trong câu nói của Lê – nin còn ” học nữa, học mãi “. Vậy ” học nữa, học mãi ” nghĩa là gì nhỉ? ” Học nữa ” ở đây nghĩa là học thêm, nâng cao, mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết, bổ sung thêm vào những điều đã học được. Còn ” học mãi ” là học không ngừng, học suốt đời.

    Thế tại sao cần ” học, học nữa, học mãi ” ? Vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người trong chúng ta chỉ như giọt nước mà thôi. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, kiến thức nhân loại luôn phát triển từng ngày, vì thế không bao giờ chúng ta học được những kiến thức đó và cũng vì vậy mà chúng ta phải luôn học tập không ngừng. Học để mở rộng tầm hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống,…

    Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này.

    Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:

    “Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”

    “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin). Hay câu của Bác Hồ :

    “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.

    Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.

    Có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà ko chịu tiếp tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.

    Muốn như thế phải làm như thế nào nhỉ? Chúng ta phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu những thứ mới, đi nhiều nơi để gặp nhiều người mới để học tập những kinh nghiệm bổ ích, những điều hay lẽ phải từ họ. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp ta học hỏi được rất nhiều điều hay như từ Internet ta có thể biết được nhiều điều bổ ích, học được nhiều thứ thú vị mà ta chưa hề biết. Ngoài ra, sách báo cũng là nơi mà ta cần học hỏi. Sách là một kho táng vô tận, là nơi ghi lại nhiều đìều tinh tuý của nhân loại,…Như vậy, có rất nhiều phương tiện học tập nhưng để việc học đạt kết quả tốt, chúng ta phải xác định động cơ học tập và cần có tinh thần thái độ học tập đúng đắn

    Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đa số nhân dân ta không có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần phải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.

    Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

    Qua đó nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm lòng, ước muốn thiết tha của Lê-nin.“Đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.”Mỗi người hatx coi việc học là hạnh phúc và vinh hạnh nhất cuộc đời .

    Bình luận

Viết một bình luận