Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Giúp mình với ạ
Không chép mạng ạ
0 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Giúp mình với ạ
Không chép mạng ạ”
Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắn nhủ đến con cháu một lời khuyên sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì người trồng cây cần phải mất công trồng cây, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Khi chúng ta được thưởng thức hoa thơm, trái ngọt thì cần phải nhớ đến người trồng cây. Chính vì vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả. Khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.
Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Để nhân dân được sống trong hòa bình, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất. Biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà chọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên. Bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.
Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông. Ta hãy nhớ kỹ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Cũng đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.
Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.
Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.
Từ xưa đến nay, đạo lí ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ”Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.
Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong số đó. Với hai từ ”Ăn quả” là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn ” kẻ trồng cây” chính là người bỏ công để làm nên. Từ ”nhớ” trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” cũng tương tự như thế. ”Uống nước” đồng nghĩa với ”ăn quả”, ”nguồn” đồng nghĩa với ”kẻ trồng cây”.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, … và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.
Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắn nhủ đến con cháu một lời khuyên sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì người trồng cây cần phải mất công trồng cây, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Khi chúng ta được thưởng thức hoa thơm, trái ngọt thì cần phải nhớ đến người trồng cây. Chính vì vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả. Khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.
Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Để nhân dân được sống trong hòa bình, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất. Biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà chọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên. Bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.
Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông. Ta hãy nhớ kỹ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Cũng đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.
Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.
Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.
Từ xưa đến nay, đạo lí ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ”Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.
Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong số đó. Với hai từ ”Ăn quả” là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn ” kẻ trồng cây” chính là người bỏ công để làm nên. Từ ”nhớ” trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” cũng tương tự như thế. ”Uống nước” đồng nghĩa với ”ăn quả”, ”nguồn” đồng nghĩa với ”kẻ trồng cây”.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, … và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.