Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko chép mạng, viết ko quá dài) nếu ai chép mạng thì mik sẽ báo vi phạm
0 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( ko chép mạng, viết ko quá dài) nếu ai chép mạng thì mik sẽ báo vi phạm”
Bài làm
Khi được ai ban ơn giúp đỡ hay tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ thì ta phải luôn nhớ ơn tới những người đó. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay. Điều đó đã được ông cha ta thể hiện qua câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thật vậy, câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Xét về nghĩa đen, “ăn quả” là người được hưởng quả thơm trái ngọt từ thành quả lao động của người khác làm ra. Còn ” kẻ trồng cây là người trực tiếp trồng cây, chăm sóc, vun xới làm ra quả ngọt. Về nghĩa bóng thì quả ở đây có nghĩa là thành quả, thành tựu, “ăn quả”chính là hưởng thụ thành quả tốt đẹp ấy, bạn nên biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó – “kẻ trồng cây” bởi thành quả mà chúng ta hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Là cả 1 quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ.Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta rằng khi được hưởng thành quả nào đó trong cuộc sống, phải nhớ đến công lao của người đó, chớ vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.
Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Nhà nước ta luôn tổ chức lễ hội, ngày 10/3 để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày 27/7 tổ chức viếng thăm bia mộ các anh hùng liệt sĩ, bộ đội đã hy sinh để cho chúng ta có được độc lập như ngày hôm nay. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 để nhớ công ơn giáo dục của các thầy cô giáo,… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ để dạy con cháu đạo lí làm người.
Trong xã hội hiện nay, phần lớn nhân dân ta đều sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhưng còn không ít những kẻ đi ngược với đạo lí ấy, chính là những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát. Những kẻ đó thường quen lối sống hưởng thụ, ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn là hộ không biết ơn mà còn khinh thường sự khó nhọc ấy. Chúng ta cần phê phán và lên án mạnh mẽ. Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc.
Như vậy, câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần sống theo đạo lí tốt đẹp ấy, biết ơn với những người đó, không nên vong ân bội nghĩa. Hiện nay em đang là học sinh, em sẽ làm theo đạo lí tốt đẹp, rèn luyện thật tốt để cha mẹ, thầy cô tự hào.
Bài làm
Khi được ai ban ơn giúp đỡ hay tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ thì ta phải luôn nhớ ơn tới những người đó. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ xưa tới nay. Điều đó đã được ông cha ta thể hiện qua câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thật vậy, câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Xét về nghĩa đen, “ăn quả” là người được hưởng quả thơm trái ngọt từ thành quả lao động của người khác làm ra. Còn ” kẻ trồng cây là người trực tiếp trồng cây, chăm sóc, vun xới làm ra quả ngọt. Về nghĩa bóng thì quả ở đây có nghĩa là thành quả, thành tựu, “ăn quả”chính là hưởng thụ thành quả tốt đẹp ấy, bạn nên biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó – “kẻ trồng cây” bởi thành quả mà chúng ta hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Là cả 1 quá trình lao động, sáng tạo, đổ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao lớp người, qua biết bao thế hệ. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta rằng khi được hưởng thành quả nào đó trong cuộc sống, phải nhớ đến công lao của người đó, chớ vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.
Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Nhà nước ta luôn tổ chức lễ hội, ngày 10/3 để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày 27/7 tổ chức viếng thăm bia mộ các anh hùng liệt sĩ, bộ đội đã hy sinh để cho chúng ta có được độc lập như ngày hôm nay. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 để nhớ công ơn giáo dục của các thầy cô giáo,… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ để dạy con cháu đạo lí làm người.
Trong xã hội hiện nay, phần lớn nhân dân ta đều sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhưng còn không ít những kẻ đi ngược với đạo lí ấy, chính là những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát. Những kẻ đó thường quen lối sống hưởng thụ, ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn là hộ không biết ơn mà còn khinh thường sự khó nhọc ấy. Chúng ta cần phê phán và lên án mạnh mẽ. Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc.
Như vậy, câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần sống theo đạo lí tốt đẹp ấy, biết ơn với những người đó, không nên vong ân bội nghĩa. Hiện nay em đang là học sinh, em sẽ làm theo đạo lí tốt đẹp, rèn luyện thật tốt để cha mẹ, thầy cô tự hào.
Học tốt!