chứng minh câu tục ngữ “có công mài sắt ,có ngày nên kim”

chứng minh câu tục ngữ “có công mài sắt ,có ngày nên kim”

0 bình luận về “chứng minh câu tục ngữ “có công mài sắt ,có ngày nên kim””

  1. I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

    Ví dụ:

    Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về sự kiên nhẫn, kiên trì đó là câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

    II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

    1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

    – Nghĩa đen: một một thanh sắt thô sơ có thể mài thành một cây kim

    – Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua có thể giúp con người vượt qua mọi thử thách của mình

    2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:

    – Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực

    – Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì

    – Nhẫn mạnh ý chí của con người

    3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

    VD:tinh thần của thầy nguyễn ngọc ký

    VD:HCM vĩ đại

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

    Ví dụ:

    Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.

    -liên hệ: là 1 học sinh …..

    CHÚC BẠN HỌC TỐT UwU

    Bình luận
  2. Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết vàtruyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim”cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

    Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá,thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

    Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ

    Bình luận

Viết một bình luận