Chứng minh câu tục ngữ “Học ăn học nói học gói học mở”
0 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ “Học ăn học nói học gói học mở””
Chúng ta ngay từ khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trongcuộc sốngnhư câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Sau này mới thấy thực sự thấm thía là vì saocon ngườiphải học rất nhiều thứ từ lúc mới sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Học ăn chính là học cách ăn uống, ‘học nói’ là học cách giao tiếp. Còn “học gói” đó chính là những kiến thức bổ hợp đã được vạch rõ ràng cụ thể trong khung chương trình hay ở trong một lĩnh vực nào đó nhất định. “Học mở” chính là việc ngoài những kiến thức đã có sẵn trong sách vở bạn phải học mở rộng ra bên ngoài.
Và vì sao khi sinh ra con người lại phải học rất nhiều thứ như vậy? Con người là tổng hòa của các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đầu tiên là học ăn. Có lẽ rằng đây là một trong những việc mà con người phải học đầu tiên, học ăn mới có thể cho chúng ta sinh tồn được trên thế giới này. Hồi nhỏ khi học ăn chúng ta cứ nghĩ nó là một phần thuộc bản năng như khi lớn lên chúng ta lại phảisuy nghĩlại. Ăn như thế nào mới là đúng? Ăn cũng thể hiện được người đó là một con người như thế nào. Khi một người có cách ăn uống từ tốn cũng phản ánh được phần nào tính cách của họ. Ngược lại ta như thấy được nếu người nào có những thói quen ăn uống xấu như nhai nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nói cũng đã gây ra những ấn tượng không tốt cho mọi người xung quanh. Cho nên chúng ta cũng phải học ăn như thế nào mới đúng. Khi đã học ăn xong thì lại học nói. Học nói cũng rất quan trọng, đầu tiên là học sao cho nói tròn vành rõ chữ. Nói trôi chảy lưu loát sau đó cao hơn đó chính là học nói sao cho “vừa lòng nhau”. Quả thật học nói rất quan trọng, bởi khi giao tiếp ta có thể nhận được nhiều kiến thức, cảm xúc của mọi người.
Đúng thật là vậy, tùy hoàn cảnh cũng phải tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Nếu như với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí thì dường như cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng nếu như bạn đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi quan trọng hơn nữa đó chính là đối với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Và các bạn cũng đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nếu chúng ta chịu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay ho đó.
Có thể nhận thấy được rằng chính kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Ta như thấy được những sự nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn chắc chắn cũng có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Ta cũng có thể khẳng định được môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môitrường họctập rất nhiều đó. Bạn cũng cần phải biết để nói như thế nào cho đúng hoàn cảnh bạn nhé!
“Học gói” chính là học thuật chuyên sâu kiến thức chuyên môn, học sao cho thông những kiến thức cơ bản và để tăng thêm kiến thức cho mình thì phải mở mang thêm kiến thức để có thể hoàn thiện bản thân mình.
Có lẽ ta cũng phải khẳng định rằng chính nền giáo dục luôn luôn quan trọng đối với con người chúng ta. Khi chúng ta có kiến thức thì không chỉ trong giao tiếp, trong lối ứng nhân xử thế con người cũng sẽ khôn khéo hơn. Khi có kiến thức giúp cho con người hoàn thành được nhiều việc một cách thật nhanh chóng.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một lời dạy thất quý báu. Câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị, lời khuyên răn. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hộihiện nay.
Chúng ta ngay từ khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Sau này mới thấy thực sự thấm thía là vì sao con người phải học rất nhiều thứ từ lúc mới sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Học ăn chính là học cách ăn uống, ‘học nói’ là học cách giao tiếp. Còn “học gói” đó chính là những kiến thức bổ hợp đã được vạch rõ ràng cụ thể trong khung chương trình hay ở trong một lĩnh vực nào đó nhất định. “Học mở” chính là việc ngoài những kiến thức đã có sẵn trong sách vở bạn phải học mở rộng ra bên ngoài.
Và vì sao khi sinh ra con người lại phải học rất nhiều thứ như vậy? Con người là tổng hòa của các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đầu tiên là học ăn. Có lẽ rằng đây là một trong những việc mà con người phải học đầu tiên, học ăn mới có thể cho chúng ta sinh tồn được trên thế giới này. Hồi nhỏ khi học ăn chúng ta cứ nghĩ nó là một phần thuộc bản năng như khi lớn lên chúng ta lại phải suy nghĩ lại. Ăn như thế nào mới là đúng? Ăn cũng thể hiện được người đó là một con người như thế nào. Khi một người có cách ăn uống từ tốn cũng phản ánh được phần nào tính cách của họ. Ngược lại ta như thấy được nếu người nào có những thói quen ăn uống xấu như nhai nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nói cũng đã gây ra những ấn tượng không tốt cho mọi người xung quanh. Cho nên chúng ta cũng phải học ăn như thế nào mới đúng. Khi đã học ăn xong thì lại học nói. Học nói cũng rất quan trọng, đầu tiên là học sao cho nói tròn vành rõ chữ. Nói trôi chảy lưu loát sau đó cao hơn đó chính là học nói sao cho “vừa lòng nhau”. Quả thật học nói rất quan trọng, bởi khi giao tiếp ta có thể nhận được nhiều kiến thức, cảm xúc của mọi người.
Đúng thật là vậy, tùy hoàn cảnh cũng phải tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Nếu như với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí thì dường như cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng nếu như bạn đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi quan trọng hơn nữa đó chính là đối với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Và các bạn cũng đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nếu chúng ta chịu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay ho đó.
Có thể nhận thấy được rằng chính kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Ta như thấy được những sự nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn chắc chắn cũng có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Ta cũng có thể khẳng định được môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập rất nhiều đó. Bạn cũng cần phải biết để nói như thế nào cho đúng hoàn cảnh bạn nhé!
“Học gói” chính là học thuật chuyên sâu kiến thức chuyên môn, học sao cho thông những kiến thức cơ bản và để tăng thêm kiến thức cho mình thì phải mở mang thêm kiến thức để có thể hoàn thiện bản thân mình.
Có lẽ ta cũng phải khẳng định rằng chính nền giáo dục luôn luôn quan trọng đối với con người chúng ta. Khi chúng ta có kiến thức thì không chỉ trong giao tiếp, trong lối ứng nhân xử thế con người cũng sẽ khôn khéo hơn. Khi có kiến thức giúp cho con người hoàn thành được nhiều việc một cách thật nhanh chóng.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một lời dạy thất quý báu. Câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị, lời khuyên răn. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội hiện nay.
Mong giúp đc bn!!!
Xin 5* và ctlhn