Chứng minh câu tục ngữ lá lành đùm lá rách
Mk cần gấp mai thi òi.tự lm ko chép trên mạng dùm mk nha. Cảm ơn nhiều
0 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ lá lành đùm lá rách
Mk cần gấp mai thi òi.tự lm ko chép trên mạng dùm mk nha. Cảm ơn nhiều”
Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lá lành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. “Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sông có khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào “Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Long phát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp của dân tộc Việt nam. Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.
Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lá lành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. “Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sông có khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào “Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Long phát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp của dân tộc Việt nam.
Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.