Chứng minh nhận định tình hình nước ta sau cm t8 được ví như ngàn cân treo sợi tóc
0 bình luận về “Chứng minh nhận định tình hình nước ta sau cm t8 được ví như ngàn cân treo sợi tóc”
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :
– Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
+ Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
– Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.
+ Nền tài chính nước nhà trống rỗng.
+ Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ…
=> Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :
– Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
+ Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
– Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.
+ Nền tài chính nước nhà trống rỗng.
+ Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ…
=> Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.
Sau Cách mạng tháng 8 ngàn cân treo sợi tóc là tình hình của nước ta lúc đó. Chính phủ lâm thời vừa thành lập do Hồ Chủ tịch đứng đầu còn non trẻ. Quân Đồng minh đang ùn ùn kéo vào nước ta với tư cách giải giáp quân Phát xít Nhật, nhưng thực tế là Pháp và Anh đang lăm le quay lại xâm chiếm. Trong nước, những thành phần phản cách mạng vẫn ra sức chống phá chính quyền non trẻ. Phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng cũng đang kéo vào nước ta nhằm lât đổ cách mạng. Cả thù trong, giặc ngoài đều phải đối phó.
Trong khi đó, ta vừa trải qua cuộc chiến kéo dài, tổn thất, thiệt hại rất lớn về kinh tế – xã hội. Ngân sách trống rỗng, mất mùa, đói kém, các tệ nạn xã hội tràn lan, hơn 90% người dân trong tình trạng mù chữ… Khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Nhưng Chính phủ lâm thời tuy mới thành lập cũng đã tỏ rõ được sự khéo léo của mình trong việc giải quyết các thách thức lớn như vậy. Ngày 6/1/1946, ta tiến hành Tổng tuyển cử trên cả nước, bầu ra Quốc hội và lập Hiến pháp, phá đi âm mưu chia rẽ và lật đổ của kẻ thù. Tiếp đến là chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”. Quyên góp tiền, thức ăn, gạo, lập “Hũ gạo cứu đói”, phát động “Tuần lễ vàng”, tăng gia sản xuất… Toàn dân chung tay chia sẻ, đùm bọc nhau vượt qua khó khăn. Chính phủ ký sắc lệnh “Bình dân học vụ”, mở các lớp phổ cập giáo dục cấp tốc cho mọi người, đẩy lùi nạn dốt.
Với giặc ngoại xâm, ta chủ trương hòa với Tưởng để tập trung chống Pháp ở miền Nam, nhường cho chúng một số quyền lợi kinh tế, chính trị. Đến ngày 6/3/1946, ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ, chuyển sang hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước. Đến ngày 14/9, ta ký tiếp Tạm ước với Pháp, nhường tiếp một số quyền lợi để tập trung nguồn lực chuẩn bị kháng chiến chống Pháp lâu dài. Nhờ vậy, ta có thể tránh được cả thù trong và giặc ngoài.
Có thể nói, những thách thức sau Cách mạng tháng 8 ngàn cân treo sợi tóc khi ấy thật sự vô cũng khó khăn với một Chính phủ mới, còn non trẻ của chúng ta. Thế nhưng, bằng đường lối lãnh đạo khéo léo, đúng đắn, cùng sự đoàn kết toàn dân, chúng ta đã vượt qua được tất cả và tiếp tục giữ vững nền độc lập, tự do cho dân tộc.