CHỨNG MINH RẰNG ĐỌC BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH CHÚNG TA THẤY RÕ VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG CỦA LÀNG CHÀI CŨNG NHƯ TÌNH YÊU THA THIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI QUÊ

By Maya

CHỨNG MINH RẰNG ĐỌC BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH CHÚNG TA THẤY RÕ VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG CỦA LÀNG CHÀI CŨNG NHƯ TÌNH YÊU THA THIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG.
(CHỈ CẦN DÀN BÀI THÔI NHA!!)
NẾU ĐC THÌ MIK VOTE 5 SAO + CẢM ƠN LUÔN :3????????????(●’◡’●)(❁´◡`❁)╰(*°▽°*)╯☆*: .。. o(≧▽≦)
o .。.:*☆

0 bình luận về “CHỨNG MINH RẰNG ĐỌC BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH CHÚNG TA THẤY RÕ VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG CỦA LÀNG CHÀI CŨNG NHƯ TÌNH YÊU THA THIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI QUÊ”

  1. 1. Mở Bài

    – Sơ lược về Tế Hanh và phong cách thơ ông.
    – Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.
     

    2. Thân bài

    a. 2 câu thơ đầu:
    – Giới thiệu khái quát về làng quê với chất giọng yêu thương, nhẹ nhàng, vẽ nên dáng hình của quê hương thông qua vị trí địa lý, khoảng cách với biển cả,…

    b. 6 câu thơ thiếp “Khi trời trong…thâu góp gió”:
    – Cảnh ra khơi diễn ra trong khung cảnh thơ mộng, tuyệt vời: Trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng.
    – Ngư dân trai tráng với sự khỏe mạnh, tinh thần hăng say.
    – Chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến.
    – Con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển.
    => Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá.
    – So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, phác họa ra mảnh tình của quê hương, luôn theo sát từng bước đi của ngư dân, gắn bó thân thiết.
    – Nhân hóa hình ảnh cánh buồm với từ “rướn” và “thâu” gợi cảm giác cánh buồm cũng đăng hăng say tham gia vào lao động, đoàn kết với ngư dân xông pha biển lớn.

    c. 4 câu thơ tiếp “Ngày hôm sau…thân bạc trắng”:
    – Niềm hân hoan, vui mừng của dân làng chài khi đón thuyền về, tạo cảm giác ấm no, thanh bình miền biển.
    – Sự biết ơn của Tế Hanh đối với biển cả quê hương, với mẹ thiên nhiên đã nuôi sống người dân quê hương bằng nguồn cá dồi dào.

    d. Bốn câu thơ cuối:

    – Vẻ đẹp của người ngư dân, làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn và nhiều vất vả, thân mình mang đậm hơi thở xa xăm của biển cả, con người và biển cả dường như hòa quyện vào với nhau.
    – Ánh mắt thông cảm, yêu thương của Tế Hanh với sự vật, với con thuyền của quê hương, ông cảm nhận được cả sự mỏi mệt, vẻ trầm tĩnh của nó như đang tâm sự với biển cả. Tâm hồn tinh tế hòa quyện giữa các giác quan khiến nhà thơ cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương.
     

    3. Kết bài

    – Nêu cảm nhận của cá nhân về bài thơ.

    xin vote 5 sao và clht!

    Trả lời
  2. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
    Thân bài:
    – Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương:
    + Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
    + Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
    – Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới:
    + Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
    Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ.
    + Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.
    – Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
    + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
    + Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
    – Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
    Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

    Trả lời

Viết một bình luận