Chứng minh rằng : Quan Phụ mẫu trong văn bản ‘Sống chết mặt bay’ là một người sống vô trách nhiệm, ‘lòng lang dạ thú’
Làm giúp mình với mk cần gấp
Chứng minh rằng : Quan Phụ mẫu trong văn bản ‘Sống chết mặt bay’ là một người sống vô trách nhiệm, ‘lòng lang dạ thú’
Làm giúp mình với mk cần gấp
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), một cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỉ XX. Trong số những tác phẩm của ông để lại, sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả và được coi như một trong số những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực ở nước ta. Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và qua đó tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu thiên truyện tác giả mô tả tình cảnh vô cùng hiểm nguy của dân chúng: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm; hai ba đoạn đã thẩm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Tính mạng của con dân cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vỏ hồi, dân phu “Kẻ thì thuổng, người thi cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột lột”.
Trước tình thế nguy kịch, quan – “cha mẹ của dân”, người có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình, cách chừng bốn, năm trăm thước, cũng ở trên mặt đê nhưng cao và vững chãi. Ngoài kia con dân đang thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lại lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.
Quan vẫn nhàn nhã, thư thái ung dung không mảy may quan tâm đến tình cảm thảm thương của dân chúng. Quang cảnh trong đình vẫn duy trì cái không khí uy nghiêm của chốn công đường thường ngày, không hề có một chút liên hệ nào với cảnh hộ đê ngoài kia của dân chúng. Tác giả có dụng ý dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt nhằm tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của tính mạng hàng trăm ngàn người dân mà “quan cha mẹ” vẫn điềm nhiên hưởng lạc! Quan vẫn chễm chệ giữa sập, “tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi…”Và cả một bầy tôi tớ phục dịch hầu hạ quan, đứa thì quạt, đứa thì khoanh tay chực hầu điếu đóm.
Chưa đủ, xung quanh y còn bày biện bao nhiêu thứ sang trọng, xa hoa nhằm phục vụ cho sự hưởng lạc, nào bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng… ví thuốc tăm bông. Trong khi “sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất” thì bọn nha lại tay chân đang cùng ngồi hầu bàn quan lớn.
Qua cảnh chơi bài này, tác giả đã bóc trần bản chất vô nhân đạo “Sống chết mặc bay” của tên quan huyện. Là cuộc chơi, lại chơi bài trong khi đi làm nhiệm vụ đốc phu hộ đê nhưng quan vẫn giữ cái trật tự trên dưới và cái không khí tôn nghiêm, nghi vệ. Ngoài kia mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, trăm họ đang lấm láp gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến… thì quan vẫn nhàn nhã, ung dung, tất cả tâm trí của quan lúc này chỉ tập trung vào 120 quân bài.
Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch, nghiêm trang, thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng quan gọi “điếu mày”, “dạ”, tiếng “bẩm bốc”, “thất văn… Phỗng”. Thú vui bài bạc, cái ma lực đỏ đen của cuộc chơi, đã làm cho y mất hết lương tri; “ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội, thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.”
Thói vô trách nhiệm và nhẫn tâm đến thế là cùng! Ván bài vẫn tiếp diễn, ngoài đê có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra cảnh nghìn sầu muôn thảm nhưng quan vẫn ung dung “này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dầu nguy, không bằng nước bài cao thấp…”, “một nước bài cao không bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập…”.
Một sự so sánh, suy nghĩ đến táng tận lương tâm. Tính mạng của trăm vạn dân lành như cỏ rác, chẳng bằng thú vui đen đỏ của một ván bài! Ván bài đã đến hồi sắp kết thúc, ngài vừa xơi bát yến xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi hồi hộp chờ đợi thì tai họa sắp xảy ra. Tiếng kêu vang trời dậy đất, mọi người giật nẩy mình riêng quan vẫn điềm nhiên, lăm le chưa hạ bài. Ván bài quan sắp “ù” to cũng là lúc đê sắp vỡ. “Đê sắp vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ” rồi thản nhiên, đổi tư thế ngồi quay sang bảo thầy đề lại “Có ăn không thì bốc chứ!”
Đê vỡ, tiếng người kêu rầu rĩ, tiếng ào ào như chảy xiết, tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Quan đỏ mặt tía tai quát: “Đê vỡ rồi thời ông cắt cổ chúng mày.” Và lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: “Thầy bốc quân gì thế?” Ván bài “ù” to, quan sung sướng vỗ tay xuống sập, miệng cười hả hê, đắc chí, ấy cũng là lúc khắp nơi “nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn…”
“Sống chết mặc bay”, “mặc dân, chẳng dân thời chớ”, đó là triết lí bất nhân của bọn quan lại thống trị. Chúng là những kẻ đã mất hết nhân tính, “lòng lang dạ thú”. Bằng một giọng văn khi thiết tha xúc động, khi mỉa mai cay độc, Phạm Duy Tốn đã bày tỏ thái độ cảm thông xót xa trước cảnh bi thương của dân chúng và lòng cảm uất đối với bọn người táng tận lương tâm.
Hình tượng nhân vật quan phụ mẫu trong thiên truyện có tính cách điển hình và đánh dấu một bước phát triển mới của nền văn xuôi nước nhà.