Chứng minh thế kỉ 21 là thế kỉ của Đông Nam Á. Tại sao Mĩ La-tinh lại được ví như “Lục địa bùng cháy”

By Alaia

Chứng minh thế kỉ 21 là thế kỉ của Đông Nam Á. Tại sao Mĩ La-tinh lại được ví như “Lục địa bùng cháy”

0 bình luận về “Chứng minh thế kỉ 21 là thế kỉ của Đông Nam Á. Tại sao Mĩ La-tinh lại được ví như “Lục địa bùng cháy””

  1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ La tinh được mệnh danh là “Đại lục núi lửa” hay còn gọi là lục địa bùng cháy vì:

    Cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:

    – Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành sân sau của Mĩ.

    – Bây giờ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.

    Mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba(1959).Tiếp đó,từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX,phong trào đấu tranh lại bùng lên mạnh mẽ,khiến khu vực này được ví như “lục địa bùng cháy”với nhiều cuộc đấu tranh vũ trang liên tiếp nổ ra ở các nước như Bô-li-via,Vê-nê-xu-ê-la,Cô-lôm-bi-a,Ni-ca-ra-goa,…

    Trả lời
  2. * thế kỉ 21 là thế kỉ của Đông Nam Á:

    + Chứng minh về tài nguyên :

    – Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú;

    – Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập.

    – Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.

    +Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:

    – Ấn Độ:

    . thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn 1 tỉ người .

    . Về công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.

    – Trung Quốc:

    . Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới…

    . Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

    – Xin-ga-po:

    . Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.

    – Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.

    – Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%

    => Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”…

    Trả lời

Viết một bình luận