Chương IV: Đại Việt Thời Lê ( Thế kỉ XV- Đầu thế kỉ XVI) BÀI TẬP CỦNG CỐ – Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX? – Nhà Nguyễn đã làm

By Jade

Chương IV: Đại Việt Thời Lê ( Thế kỉ XV- Đầu thế kỉ XVI)
BÀI TẬP CỦNG CỐ
– Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX?
– Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
– Những hạn chế trong việc cai trị đất nước của triều Nguyễn?
– Hậu quả cuả những hạn chế đó?
– Nhận xét chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

0 bình luận về “Chương IV: Đại Việt Thời Lê ( Thế kỉ XV- Đầu thế kỉ XVI) BÀI TẬP CỦNG CỐ – Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX? – Nhà Nguyễn đã làm”

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

    – Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX:

     *Tích cực:

         + Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

         + Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

         + Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

    * Hạn chế

         + Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.

         + Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.

         + Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm lược Việt Nam.

         + Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.

    Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền,nhà Nguyễn :

    +Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    +Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

    +Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

    +Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

    => Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

    -Đầu thế kỉ XIX, khi thế giới tư bản đang phát triển cực thịnh với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ hơn thời trung cổ, thì ở Việt Nam, một nhà nước phong kiến đã ra đời. Đây là vương triều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế Việt Nam – triều đại nhà Nguyễn.

    -Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố trong khoảng thời gian tồn tại,  mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang, làm mất nước vào tay Pháp quốc và cũng có nhiều công lao trong việc thống nhất đất nước mở mang lãnh thổ, phát triển kinh tế. Nên khi nhìn nhận về triều đại này cần những đánh giá công tâm, khách quan vai trò của nó trong lịch sử nước Việt

    -Tựu trung lại, khi nhìn lại sự phát triển của triều đại nhà Nguyễn đến khi sụp đổ, chúng ta có thể thấy hai giai đoạn rõ rệt: giai đoạn độc lập tự chủ và giai đoạn mất quyền tự chủ khi bị đế quốc Pháp xâm lăng áp đặt quyền bảo hộ

    Trả lời

Viết một bình luận