Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác động kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX -đầu thể kỉ XX như thế nào?
Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác động kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX -đầu thể kỉ XX như thế nào?
* Về kinh tế:
– Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
– Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
– Công, thương nghiệp:
+ Pháp bỏ thêm vốn vào ngành khai mỏ. Một số công ti than mới xuất hiện như: công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916),…
+ Tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển.
+ Các xí nghiệp của người Việt có từ trước chiến tranh đều được mở rộng phạm vi và quy mô, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.
– Nông nghiệp:
+ Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,…
+ Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn, hạn hán, đê vỡ, mất mùa,…