Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tác động thế nào đến xã hội Việt Nam? Sự phân hóa cụ thể của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt

By Arianna

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tác động thế nào đến xã hội Việt Nam? Sự phân hóa cụ thể của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam?

0 bình luận về “Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tác động thế nào đến xã hội Việt Nam? Sự phân hóa cụ thể của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt”

  1. * Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động thế nào đến xã hội VN?

    Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất , nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:

    – Tích cực:

         + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

         + So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.

     + Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.

    – Tiêu cực:

         + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

         + Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.

         + Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

    => Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

    Câu còn lại nha!

    Trả lời
  2. * Những chuyển biến mới về xã hội: bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng.

     Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

     Giai cấp nông dân:

    + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

    + Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. 

    + Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

     Giai cấp công nhân: 

    + Ngày càng phát triển (đến 1929 có trên 22 vạn người), bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước.

    + Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

    – Giai cấp tiểu tư sản: 

    + Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

    + Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

     Tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

    + Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

    + Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

    Trả lời

Viết một bình luận