Có 2 đoạn văn bản cùng nói về cây tre như sau: a. Lũy giữa cũng toàn là tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre

By Elliana

Có 2 đoạn văn bản cùng nói về cây tre như sau:
a. Lũy giữa cũng toàn là tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt, vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn, đầy sức sống.
b. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
So sánh để chỉ ra điểm khác nhau về phương thức biểu đạt của 2 đoạn văn trên và nêu rõ đoạn văn nào thuộc phương thức biểu cảm? Vì sao?

0 bình luận về “Có 2 đoạn văn bản cùng nói về cây tre như sau: a. Lũy giữa cũng toàn là tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre”

  1. Đoạn a: miêu tả vì đó là nhựng câu văn miêu tả vòng của Lũy Tre

    Đoạn b: miêu tả,biểu cảm. Vì nó Ca ngợi vẻ đẹp của tre giúp con người được rất nhiều việc.  Cho dù mai sau tre nứa sẽ ít nhưng sẽ luôn là một người bann của nông dân Việt Nam.

    Trả lời
  2. a)Đoạn văn a chủ yếu miêu tả hình dáng bên ngoài cây tre ,những đặc điểm như” Tre óng chuốt, vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai” nên đây là văn miêu tả.

    b)Đoạn văn này cũng miêu tả+1 chút tự sự nhưng hầu hết là biểu cảm.Tác giả dùng những từ ngữ để nhân hoá ,làm tre gần gũi và diễn tả tính cách tre”Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”Mặc dù không có các từ ngữ bộc lộ cảm xúc rõ ràng nhưng tác giả vẫn gửi gắm tình cảm vào cây tre.(Biểu cảm gián tiếp)

    @Trust nocopy

    Trả lời

Viết một bình luận