Có 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất: HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Theo mấy bạn nếu dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được bao nhiêu chất?

Có 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất: HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Theo mấy bạn nếu dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được bao nhiêu chất?

0 bình luận về “Có 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất: HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Theo mấy bạn nếu dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được bao nhiêu chất?”

  1. Dùng quỳ tím để thử các mẫu thử trên.

    `-` Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ : `HCl ; H_2SO_4`

    `-` Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh : `Ba(OH)_2`

    `-` Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu : `NaCl`

    Lấy `Ba(OH)_2` dư vừa mới nhận biết bằng quỳ tím cho vào `2` mẫu thử làm

       quỳ tím hóa đỏ : `HCl ; H_2SO_4`

    `-` Mẫu thử tác dụng với `Ba(OH)_2` tạo ra kết tủa là `H_2SO_4`

    `H_2SO_4 + Ba(OH)_2 -> BaSO_4↓ + 2H_2O`

     `-` Mẫu thử không có hiện tượng gì là `HCl`

    `2HCl + Ba(OH)_2 -> BaCl_2 + 2H_2O`

    Bình luận
  2. Dùng quỳ tím có thể nhận biết được cả 4 chất.

    * Trích mẫu thử

     – Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử.

      + Mẫu không đổi màu quỳ là `NaCl`

      + Mẫu đổi màu quỳ thành xanh là `Ba(OH)_2`

      + Mẫu đổi màu quỳ thành đỏ là ` H_2SO_4 ; HCl`   ( nhóm `I` )

     – Cho `Ba(OH)_2` vừa nhận biết được vào nhóm `I`

      + Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là `H_2SO_4`

      + Còn lại là `HCl `

    `PT : Ba(OH)_2  +  H_2SO_4 -> BaSO_4 ↓  + 2H_2O`

       ` Ba(OH)_2  +  2HCl  ->  BaCl_2   +  2H_2O`

     

    Bình luận

Viết một bình luận