có nhận định cho rằng : tinh thần của Lão Hạc mới kiên định làm sao, như thành trì kiên cố xây bằng tình yêu thương và lòng tự trọng. Đói khổ , đau đớ

By Ximena

có nhận định cho rằng : tinh thần của Lão Hạc mới kiên định làm sao, như thành trì kiên cố xây bằng tình yêu thương và lòng tự trọng. Đói khổ , đau đớn không phục nổi . Nhà văn Kim Lân tặng lão từ bất khuất. Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình thì thật khó. Em hãy phân tích nhân vật lão Hạc để làm rõ nhận định trên( ko chép mạng nha)

0 bình luận về “có nhận định cho rằng : tinh thần của Lão Hạc mới kiên định làm sao, như thành trì kiên cố xây bằng tình yêu thương và lòng tự trọng. Đói khổ , đau đớ”

  1. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Lão không chỉ đại diện cho số phận cùng cực, bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ mà lão còn là đại diện cho những phẩn chất cao quý, tiềm tàng trong họ.Lão quả thật là một con người có nhân cách cao đẹp đáng trân trọng.

    Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ Lão mất sớm và còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão.

    Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia đình. Lão gọi nó là “cậu Vàng” và rất mực yêu thương nó. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó mà còn trải qua một trận ốm, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Nên ông lão đành cắn răng bán “cậu Vàng” đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân khi mang một “tội lỗi” là đã nỡ tâm “lừa một con chó”. Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình.

    Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này của mình cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh Tư. Khi nghe chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã có chút thất vọng về con người lương thiện ấy. Nhưng rồi, khi được chứng kiến cái chết dữ dội và đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu ra rằng:”Lão Hạc đã chọn cái chết để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà lão có chết cũng không bán do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của lão.”

    Nhân vật lão Hạc đại diện cho người nông dân Việt Nam mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương và lòng tự trọng, nhân cách cao đẹp. Qua nhân vật này tác giả vừa bộc lộ thái độ yêu thương, trân trọng đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc cho số phận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng.

    Trả lời

Viết một bình luận