Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa
0 bình luận về “Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa”
Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị. kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau.
Trong quan hệ với chính trị xã hội: Hồ Chi Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”1. Để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước, ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.
Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Từ đó Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người viết: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng: nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điêu kiện phát triển được.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đi trước một bước. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”
Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị. kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau.
Trong quan hệ với chính trị xã hội: Hồ Chi Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”1. Để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước, ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.
Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Từ đó Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người viết: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng: nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điêu kiện phát triển được.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đi trước một bước. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”