Có ta kiến cho rằng:” thơ ca bắt rễ từ tâm hồn ,nở hoa nơi từ ngữ “.Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài “Qua Đèo Ngang” (giúp mik nhanh với ai, hứa vote đầy đủ)
Có ta kiến cho rằng:” thơ ca bắt rễ từ tâm hồn ,nở hoa nơi từ ngữ “.Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài “Qua Đèo Ngang” (giúp mik nhanh với ai, hứa vote đầy đủ)
DÀN Ý CHI TIẾT
1. MỞ BÀI:
“Thơ” – cây đàn muôn điệu nhạc vang lên hơi thở của cảm xúc thăng hoa, nơi những tâm hồn héo úa được hồi sinh, nơi những trái tim khô cằn được tưới những dòng nước mát, và là nơi xứ sở muôn sắc hoa của tâm hồn được cất lên tiếng hát đầu tiên.
Phải chăng, chính bởi “Thơ ca bắt rễ từ tâm hồn, nở hoa nơi từ ngữ”?
2. THÂN BÀI
2.1. Giai thích ý kiến: “Thơ ca bắt rễ từ tâm hồn, nở hoa nơi từ ngữ”.
– Thơ ca: là dạng gốc của văn chương, được ví như tấm gương nơi tâm hồn bay bổng với bao sắc màu trù phú, là nơi tiếng lòng của con người ta hát lên những câu hát rung động trước vạn vật bằng thứ tình cảm mặn nồng. Thơ tác động đến con người bằng nhận thức của cuộc sống, bằng những liên tưởng và bằng những tưởng tượng phong phú, diệu kỳ.
– Rễ: là phần sâu nơi lòng đất, là nơi “thượng nguồn” cho “dòng chảy” của sự sống chảy đi.
– Tâm hồn: suy tư, xúc cảm, tiếng lòng của con người ta trước vạn vật.
– Nở hoa: là phần biểu hiện ra bên ngoài, tự như dựa vào mạch nguồn là những dinh dưỡng mà rễ hút nuôi cây để nở hoa.
– Rút ra kết luận:
+ thơ ca như là câu hát được vang lên từ tận sâu nơi xúc cảm của con người được thăng hoa, để rồi những tác phẩm được ra đời từ đó. Như những bông hoa muôn sắc màu được khoe sắc thắm ngoài kia, dựa vào dòng dinh dưỡng lấy từ rễ để tồn tại và dâng cho đời những gì đẹp đẽ nhất.
+ hẳn nếu tâm hồn con người chẳng có sức sống, thơ ca cũng sẽ úa màu theo. thơ hay như thế nào, thơ đi vào lòng người ra sao, nó phụ thuộc vào nỗi suy tư, niềm xúc cảm của tác giả, rằng tác giả rung động như thế nào trước vạn vật.
2.2. Chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
a) Giới thiệu sơ qua bài thơ:
– là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ở thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.
– được viết theo thể Thất Ngôn bát cú Đường luật.
– cho ta thấy cảnh tượng đầy thoáng đãng của một vùng quê yên bình, nhưng ẩn sâu trong nét thoáng đãng ấy là sự heo hút, hoang sơ đến lạ thường, qua đó thể hiện nỗi nhớ nước, nhớ nhà của tác giả.
b) Phân tích
– Nội dung
+ Qua Đèo Ngang thể hiện nỗi lòng của một người mang nặng nỗi lòng nhớ nước thương nhà qua cảnh đồi gió heo hút.
+ Sự cô đơn, lẻ loi, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rợn ngợp.
– Nghệ thuật
+ Nỗi lòng thầm kín được bộc lộ kín đáo qua bức tranh thiên nhiên bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Phân tích từ ngữ trong bài để sáng tỏ.
c) Kết luận
– bằng chính nỗi lòng nhớ nước thương nhà của mình để từ ấy sự thăng hoa ngôn từ được thể hiện.
– từ ngữ làm cho bài thơ đặc sắc.
3. Kết bài
1. Giải thích nhận định:
“Rễ” là phần sâu trong lòng đất, tựa hồ như phần nội dung của thơ ca. “Nở hoa” là phần biểu hiện ra bên ngoài, tự như dựa vào mạch nguồn là những dinh dưỡng mà rễ hút nuôi cây để nở hoa. Trong thơ ca, “nở hoa” tương ứng với phần nghệ thuật.
-> Khẳng định tính đúng đắn của nhận định
2. Chứng minh:
a. Về nội dung
– Qua Đèo Ngang thể hiện nỗi lòng của một người mang nặng nỗi lòng nhớ nước thương nhà.
– Sự cô đơn, lẻ loi, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rợn ngợp.
b. Về nghệ thuật
– Nỗi lòng thầm kín đó được biểu hiện kín đáo qua bức tranh thiên nhiên. (Tả cảnh ngụ tình)
– Phân tích các từ ngữ, hình ảnh thơ trong bài để làm sáng tỏ.
3. Đánh giá:
– Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.
– Khẳng định giá trị nội dung nghệ thuật của bà Qua đèo Ngang