Có ý kiến cho rằng: “Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để

Có ý kiến cho rằng: “Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một số bài ca dao mà em đã học, đã đọc
Bài này là bài dành cho hs giỏi nhaa

0 bình luận về “Có ý kiến cho rằng: “Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để”

  1. Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình
    dân gian, kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện
    nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng
    tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao
    là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang
    phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được
    dùng để chỉ một thể thơ của dân gian- thể ca dao.
    Theo Chu Xuân Diên trong giáo trình “ Văn học dân gian” viết:
    “ Giữa ca dao và dân ca không có sự phân biệt rõ rệt. Sự phân biệt này chỉ là ơ
    chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi
    nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất
    định nữa…”
    Thực thể mà ta gọi là ca dao không chỉ tồn tại trong đời sống tinh thần
    người Trung Quốc, người Việt Nam mà có ơ tất cả các đan tộc trên thế giới. Nó
    không phải chỉ mới tồn tại mà theo các nhà nghiên cứu thơ ca dân gian thế giới
    thì nó bắt đầu từ thời nguyên thủy. Trong thuyết “ Sự hỗn hợp giữa sáng tác tập
    thể và cá nhân”- R. A. Vvitham có viết: “Dân ca bắt đầu sinh ra từ người dân
    bình thường, đó là đặc trưng của đời sống tinh thần nguyên thủy. Khi đó ơ trong
    nhà hoặc các cuộc tụ hội, họ hát lên những bài ca kể chuyện. Thi nhân thời đó
    không biết viết, dân chúng thời đó không biết đọc. Một người nào đó đọc lên
    hoặc hát lên, ngâm lên cho họ nghe. Xã hội thời đó là xã hội đồng chất, tình cảm
    và hứng thú của mọi người giống nhau. Xã hội cử lễ ăn mừng, uống rượu, nhảy
    múa là lúc mọi người vui chơi ca hát. ”
    Bước phát triển thứ hai lại khéo ơ người sửa chữa thêm. Các loại ca hát và
    vui chơi ấy đều được coi là của chung dân chúng, một loại tác giả không có
    dụng tâm làm tác giả. Về sau, dân chúng dần dần coi trọng người hát một mình
    (hát lẻ), do đó mà có những ca công có tài đáng khen đã lấy việc ca hát làm nghề
    nghiệp. Những người này không chỉ lấy tài liệu truyền thống mà có thể từ mình
    cảm hứng làm thành bài hát. Bước phát triển này làm cho chúng ta có nhiều bài
    hát tự sự và trữ tình hoàn thành.

    mk cũng đi nè, đi thi làm thế có bị j ko

    Bình luận
  2. Ca dao cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người: những câu hát than thân:

    Thương thay thân phận con tằm,

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

    Thương thay lũ kiến li ti,

    Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi.

    Thương thay hạt lánh đường mây,

    Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

    Thương thay con cuốc giữa trời,

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

    Ca dao còn cất tiếng nói đấu tranh để xả hội vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn: những câu hát chêm biến(đấu tranh với các thói hư, tật xấu trong xã hội):

    Con cò chết rũ trên cây,

    Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

    Cà cuống uống rượu la đà,

    Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

    Chào mào thì đánh trống quân

    Chim chích cởi trần, vác mỏ đi rao.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

    Bình luận

Viết một bình luận