Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu1. Thuộc thể

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu1. Thuộc thể thơ gì, phương thức biểu đạt chính là gì.
Câu2.biện pháp tu từ chính trong hai dòng thơ đầu văn bản là biện pháp gì, nêu tác dụng .
Câu3. Cảm nhận của em về bài thơ trên.

0 bình luận về “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu1. Thuộc thể”

  1. 1.Thể thơ:Lục bát

    PTBĐ chính:biểu cảm

    Câu 2:

    So sánh:

    +công cha với núi thái Son

    +Nghĩa mẹ với nước trong nguồn chảy ra

    =>Tác dụng:Là tăng tầm quan trọng công lao của cha mẹ đối với con cái

    Câu 3:

    Công cha được ví như như núi Thái Son.Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra.là con cái, chúng ta cần báo hiếu cha mẹ lại công ơn sinh thành,nuôi dưỡng của họ.

    Bài này mình tự viết, không spam,copy

    Xin hay nhất ạ

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    Thuộc thể thơ : lục bát 

    Phương thức biểu đạt : Tự sự

    Câu 2 :

    biện pháp tu từ chính trong 2 dòng thơ đầu văn bản là So sánh 

    Tác dụng : Khi làm một người con , chúng ta lớn lên phải biết hiếu thảo với cha mẹ , phải biết phụng dưỡng và chăm sóc họ khi họ già đau ốm yếu . Phải nên biết ơn sinh thành dưỡng dục của họ với mình . Nếu còn trên ghế nhà trường thì ta phải biết chăm chỉ , ngoan ngoãn học hành để không phụ công sinh thành của cha mẹ .
    Câu 3 : 
    Nhũng phép so sánh ở bài “Công cha như núi Thái Sơn” là rất đặc sắc bởi “Công cha” “Nghĩa mẹ” là những ý trừu tượng  , được so sánh với các hình ảnh cụ thể “núi Thái Sơn”  “nước trong nguồn ”- là những vật mang tầm vũ trụ, là biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những từ ngữ chỉ mức độ ước lệ nhưng lại vô hạn : “núi Thái Sơn ” là núi rất cao, cao vút trời xanh, lẫn vào trong mù mịt mây trời. ” Nước trong nguồn ” là nước chảy mãi không đứt đoạn . Một nét vẽ chiều đứng (cao), một nét vẽ chiều ngang (rộng), rất hài hòa cân xứng, tạo một không gian bát ngát, mênh mang, một bức tranh về vũ trụ to lớn, cao rộng không cùng. Đúng là chỉ có hình ảnh ấy mới diễn tả nổi công ơn cha mẹ. “Núi Thái Sơn ” “Nước trong nguồn” không thể nào đo được cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính đếm được.
    Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả (từ láy, điệp từ), kết hợp với giọng thơ lục bát ngọt ngào đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Và chính sự đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ đã làm cho lời giáo huấn trong bài ca dao không còn khô khan mà trở nên truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
    Xin câu trả lời hay nhất và 5 sao ạ !

    Bình luận

Viết một bình luận