Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng
Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng
Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn
Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm
Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế “lấy ít địch nhiều”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2: Câu thơ ” Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng” cho thấy ” gió” nơi đây như thế nào?
Câu 3: Chỉ ra những chi tiết, hình ảnh diễn tả đặc điểm của cảnh biển Bạch Đằng trong văn bản?
Câu 4: Nêu hiểu quả phép so sánh được sử dụng trong câu : Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn, Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm.
Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau: Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế ” lấy ít địch nhiều”
Câu 6: Em có nhận xét gì về cảnh Cửa biển Bạch Đằng
1, PTBĐ chính: miêu tả
2, Câu thơ “Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng” thể hiện gió ở nơi đây vô cùng lớn và có sức thổi mạnh mẽ trong không gian cửa biển rộng lớn
3, Những chi tiết, hình ảnh diễn tả đặc điểm cảnh biển Bạch Đằng: cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng, buồm nhẹ lướt, khúc núi, lớp bờ, núi sông hiểm yếu
4,
Biện pháp so sánh được thể hiện qua hình ảnh “như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn” và “như giáo kích gươm đao bị gãy chìm”. Tác dụng: diễn tả chân thực, sinh động hình ảnh của núi, bờ quanh sông Bạch Đằng mang vẻ đẹp hoang sơ, hiểm trở, hùng vĩ. Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ như nuốt chửng tất cả mọi thứ đi ngang qua
5,
Câu thơ khẳng định sự hoang vu, hiểm trở của sông Bạch Đằng, từ đó gợi lại những chiến công hiển hách của quân và nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến mà chúng ta đã lợi dụng địa hình hiểm yếu của sông Bạch Đằng để chiến thắng những đế quân hùng mạnh trên thế giới
6, Cửa biển Bạch Đằng hiện lên vô cùng hiểm trở, hoang sơ và hùng vĩ. Thiên nhiên ở đây mạnh mẽ, như nuốt chửng mọi thứ. Đó là cảnh biển thiên nhiên chứa đầy dấu vết lịch sử nhưng cũng chứa đựng những vẻ đẹp hoang sơ rất riêng không nơi nào có được.