cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) và luận cương (10-1930) khác cơ bản về xác định đường lối CM ? A. xác định nhiệm vụ và lực lượng tham

By Serenity

cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) và luận cương (10-1930) khác cơ bản về xác định đường lối CM ?
A. xác định nhiệm vụ và lực lượng tham gia CM
B. xác định vai trò lãnh đạo, lực lượng tham gia CM
C. xác định mối quan hệ giữa CM ns ta vs CM thế giới
D. xác định đường lối chiến lược , lãnh đạo, lực lượng tham gia CM

0 bình luận về “cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) và luận cương (10-1930) khác cơ bản về xác định đường lối CM ? A. xác định nhiệm vụ và lực lượng tham”

  1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) và luận cương (10-1930) khác cơ bản về xác định đường lối CM ?

    A. xác định nhiệm vụ và lực lượng tham gia CM

    B. xác định vai trò lãnh đạo, lực lượng tham gia CM

    C. xác định mối quan hệ giữa CM nước ta vs CM thế giới

    D. xác định đường lối chiến lược , lãnh đạo, lực lượng tham gia CM

    *Giải thích cụ thể

    +Với cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc (2/1930) ,Người đã xác định nhiệm vụ của cách mạng nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc;  đánh đổ phong kiến tay sai, giành lại ruộng đất cho dân cày. Trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với luận cương của Trần Phú. Vì bản luận cương này đã đặt 2 nhiệm vụ dân tộc và dân  chủ thực hiện song song, đồng thời 

    +Về việc tập hợp lực lượng, cương lĩnh xác định lực lượng của cách mạng là liên minh công-nông, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, đối với phú nông và trung tiểu địa chủ thì lôi kéo hoặc cô lập họ. Tuy nhiên bản luận cương lại chỉ xác định lực lượng của cách mạng là công-nông và coi tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ…. là kẻ thù của cách mạng 

    Trả lời
  2. Chọn ý A. Xác định nhiệm vụ và lực lượng tham gia CM.

    #Giải thích:

    -Nhiệm vụ:

    +Cương lĩnh chính trị: đặt nhiệm vụ đánh đổ đế quốc lên trên nhiệm vụ đánh đổ phong kiến.

    +Luận cương chính trị: (ngược lại).

    -Lực lượng:

    +Cương lĩnh chính trị: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản.

    +Luận cương chính trị: công nhân, nông dân.

    Trả lời

Viết một bình luận