đặc điểm môi trường và quần xã Thủy sinh vật trong hệ sinh thái biển( trả lời theo đại học thì cũng đc )

By Mary

đặc điểm môi trường và quần xã Thủy sinh vật trong hệ sinh thái biển( trả lời theo đại học thì cũng đc )

0 bình luận về “đặc điểm môi trường và quần xã Thủy sinh vật trong hệ sinh thái biển( trả lời theo đại học thì cũng đc )”

  1.                          QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT TRONG HỆ SINH THÁI HỒ
    1 SINH VẬT NỔI 

    Sinh vật nổi bao gồm thực vật nổi (phytoplankton) như tảo lam, tảo lục,tảo silic (Microcystis, Closterium, Scenedesmis, Anabaena, Chlorella, Melosira, Fragilaria), động vật nổi (zooplankton) trôi nổi trong tầng nước. Động vật nổi hầu hết là các nhóm ăn thực vật nổi bao gồm trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác chân chèo (Copepoda), có bao (Ostacoda) và giáp xác râu ngành (Cladocera), trong đó nhóm Cladocera và Copepoda đều phát triển mạnh. Nhiều nhóm động vật nổi trong hồ, ao mà chiếm ưu thế là động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác nhỏ (Mesocyclops, thermocyclops, Microcyclops, Daphnia, Moina, Simocepholus, Diaphanasoma). Đặc biệt, nhóm giáp xác râu ngành có khả năng di cư ngày đêm theo chiều thẳng đứng: lên tầng mặt vào lúc nửa đêm và xuống tầng đáy vào ban ngày.
    2 SINH VẬT TỰ BƠI
    Nhóm động vật tự bơi chủ yếu trong hệ sinh thái hồ là các quần thể cá. Trong các nhóm động vật tự bơi, cá có đặc điểm rất đa dạng theo các nhóm sinh thái: cá sống trong tầng nước mặt thường ăn thực vật, cá tầng giữa ăn thực vật, động vật nổi, cá sống tầng đáy ăn vẩn hữu cơ và các nhóm động vật không xương sống cỡ nhỏ và cá. Trong hồ thường gặp các loài cá dễ thích nghi với điều kiện khô hạn như cá trê, cá rô phi hay cá lóc. Hồ là thủy vực trung bình, nước đứng nên chế độ thủy lý hóa học dễ biến đổi phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chế độ sử dụng nước sinh hoạt, rác thải, nguồn nước từ các kênh rạch, cống rãnh…. Tùy vào độ nông sâu, nền đáy đồng nhất hay phức tạp mà sự phân bố của thủy sinh vật trong ao tương đối đồng nhất hay phức tạp
    3 SINH VẬT ĐÁY
    Trong sinh vật đáy, thực vật chỉ phát triển ở vùng ven bờ, động vật chủ yếu gồm các nhóm giun ít tơ, ấu trùng Chironomidae, ốc Bithynidae, Viviparidae, trai Unioniade (Anodontidae), Sphaeridae. Ngoài ra,, còn phải kể đến nhóm vi khuẩn rất phong phú ở trong trầm tích đáy. Trong thành phần sinh vật đáy ở hồ, thừơng gặp ấu trùng Chironomidae, các dạng ít oxy (Chironomus), giun ít tơ và ốc ưa sống ở nước đứng (Viviparidae, Bithynidae, Planorbidae), cua (Parathelphusidae), tôm (Palaemonidae, Atyidae). Sự đa dạng sinh vật đáy thường cao ở vùng ven bờ, thấp hơn ở vùng đáy giữa hồ, đặc biệt ở hồ có độ sâu. Tại một số hồ có mức dinh dưỡng cao, tầng đáy thường ít oxy nên một số nhóm động vật có các cơ chế sống khác nhau theo điều kiện này. Một số ấu trùng côn trùng đã có tập tính di cư từ vùng đáy lên vùng nước mặt. Hoặc như một số loài giun Tubifex, Limnodrilus hay ấu trùng côn trùng Tendipes có sắc tố hemoglobin có khả năng vận chuyển oxy ở vùng nước có hàm lượng oxy thấp. Một số nhóm vi khuẩn ở vùng đáy không đòi hỏi phải có oxy. Nhiều loài động vật đáy khác có khả năng tích lũy oxy trong thời kỳ môi trường đáy ít hay không có oxy.a) Môi trườngCấu trúc hệ sinh thái ở hồ phức tạp hơn so với ở trên cạn, bởi vì phần không gian sống của nó đa dạng không chỉ có đất, không khí như môi trường trên cạn mà còn là nước, đáy, độ sâu của bốn hồ.Những yếu tố vật lý – hoá học của nước có vai trò quyết đình đến thành phần sinh vật và sự phân bố của các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, các khí hoà tan, các vật lơ lửng… môi trường cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho sinh vật sản suất tồn tại.Nước là môi trường sống của cá và các sinh vật thức ăn ở nước. Phần lớn các sinh vật thức ăn của cá gắn chặt với nước: đó là những vi khuẩn ở nước, tảo, các động vật giáp xác thấp sống phù du như Râu ngành, Chân chéo, các động vật sinh vật sống ở đáy bùn như giun tơ, trai, ốc và cuối cùng phải kể đến cả những loại cá con, cá tạp làm thức ăn tự nhiên cho các loài cá dữ. Chúng là các sinh vật điển hình ở hồ. Nước có khả năng hòa tan rất lớn các chất vô cơ , hữu cơ.Chế độ nhiệt ở dưới nước thường ổn định và điều hòa hơn so với sinh vật trên cạn. Biểu hiện là vào mùa lạnh nước ở hồ thường ấm hơn trên cạn, còn mùa nóng thì lại mát hơn. Chính nhờ tính chất này mà các sinh vật ở dưới nước thường phong phú, chúng không phải sống trong điều kiện khắt khe của nhiệt độ. Nước có tỷ trọng lớn, nhờ có tính chất này mà các sinh vật ở dưới nước, đặc biệt là các động vật không sương sống có thể sống bình thường ở trong nước.

    Trả lời

Viết một bình luận