Đại dịch covid-19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên( khoảng 200 chữ)
Giúp mk với ạ!!
Đại dịch covid-19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên( khoảng 200 chữ)
Giúp mk với ạ!!
Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công. Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.
Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.
Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.
Dịch Covid-19 đến thời điểm này đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của nước ta, gây ra những hệ lụy không nhỏ dù chưa thể thống kê bằng các con số. Tuy vậy, nhìn ở góc độ tích cực, dịch bệnh này có thể tác động đến một số mặt của từng cá nhân, từng gia đình, thậm chí cả cộng đồng. Đây có thể là một khía cạnh của hiện tượng “cái khó ló cái khôn” mà cũng là một hình thức tự thích nghi trong hoàn cảnh đặc biệt.
Trước hết, về mặt kinh tế, dịch Covid-19 đã gây ra những thiệt hại có thể không phải chỉ khắc phục được trong thời gian ngắn. Nhưng dịch bệnh này đã chỉ ra khá rõ những hạn chế, thậm chí khuyết tật của nền kinh tế. Chẳng hạn, trong sản xuất nông nghiệp thì chưa đề cao quy hoạch vùng, còn chạy theo phong trào, ít chú ý đến lợi thế so sánh; biết là lệ thuộc đầu ra từ phía Trung Quốc nhưng biện pháp khắc phục ít được chú ý một cách triệt để nên dẫn đến việc phải “giải cứu” liên tục. Hay trong chế biến, từ “giải cứu” đã gợi mở cho một số người hướng sản xuất những mặt hàng mới, gắn sản xuất nông nghiệp và chế biến, mà bánh mì thanh long, bánh tráng thanh long, bún dưa hấu… là những sản phẩm nổi bật. Việc phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, chú trọng nhiều hơn đến quản lý rủi ro… cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Cả trong điều hành kinh tế vĩ mô, chắc chắn cũng có những tác động để có sự điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới.
Trong đời sống xã hội, nhiều hoạt động, thói quen đã được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Như trong giáo dục, với cách dạy và học truyền thống, một bộ phận giáo viên và học sinh, sinh viên có tâm lý thụ động, lặp lại, một chiều, nhưng việc phải nghỉ học dài ngày, nhiều trường đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Đây là một cơ hội để cả người dạy và người học phải điều chỉnh, đổi mới. Giáo viên không thể dùng một giáo án để dạy cho nhiều lớp, không thể chỉ có dạy mà ít quan tâm đến phản hồi và sự tiếp thu của người học, bởi cách dạy trực tuyến buộc thầy và trò phải làm việc nhiều hơn, phải chủ động và tích cực hơn, nếu muốn kết quả học tập thực sự khả quan. Hay việc giãn thời gian học quá lâu, buộc ngành giáo dục phải có những tính toán sao cho linh hoạt nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh mà không phá vỡ các mục tiêu của năm học.Đối với thói quen của nhiều người, sau giờ làm việc hay bù khú bạn bè, cà phê hoặc nhậu nhẹt có thể coi là một biểu hiện chưa mấy tích cực. Bởi số người lãng phí thời gian vào những việc này là không ít, chưa kể không tiết kiệm về tài chính và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng dịch Covid-19 đã hạn chế gần như tối đa số người tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke… Việc “lập hội” tán dóc với nhau của các “hội bà tám” cũng giảm hẳn. Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau… giờ cũng vắng hẳn, từ đây có thể tập dần một thói quen mới lịch sự hơn, vệ sinh hơn.
Chúc bạn học tốt nha
Xin ctlhn cho nhóm ạ