Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy lập d

Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy lập dàn bài chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

0 bình luận về “Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy lập d”

  1. I. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề:   

    II. Thân bài:

    1. Giải thích:

    +Cả hai ý kiến đều đề cập đến hình ảnh mực và đèn, đây là những hình ảnh biểu tượng.

    +Cùng dùng chung những hình ảnh giàu tính biểu tượng, song nội dung hai ý kiến lại trái ngược nhau.

    ⇒Ý kiến thứ nhất khẳng định sự thay đổi của mỗi con người trong cuộc đời phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, những người xung quanh mà ta tiếp xúc hàng ngày

    ⇒Ý kiến thứ hai lại phủ định lại điều nói trên khi cho rằng mỗi người có sự độc lập hoàn toàn với những tác động, ảnh hưởng của cuộc sống xung quanh

    2. Chứng minh:

    a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng:

    +Mọi điều ta giải quyết đều phải đặt trong những hoàn cảnh riêng của nó. Bởi vậy nên ta không thể tách biệt hoàn toàn bản thân mình với hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội…

    + Một khi thích ứng được với hoàn cảnh thì họ mới có thể tồn tại, không trở nên lập dị, khác thường.

    b. Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:

    +Ẩn sâu trong mỗi người luôn là nghị lực, ước mơ, hoài bão thôi thúc con người ta phát triển bản thân để đóng góp cho xã hội.

    +Nếu ta biết tĩnh tâm, không hám những thứ danh lợi hào nhoáng mà nhất thời, không vững bền thì ta vẫn có thể phát triển.

    c. Đánh giá:

    +Cần biết cân bằng giữa hai lối sống: thay đổi và bị thay đổi để từng ngày trôi qua đều thật tốt đẹp và ý nghĩa.

    III. Kết bài:

    +Khẳng định lại vấn đề

    +Tóm tắt lại ý chính của bài văn

      Bài Làm : 

       Mỗi người chúng ta đều có một cuộc sống khác nhau, tuy nhiên, cuộc sống của con người có tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống xung quanh tác động đến họ. Vậy nên ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” như một chân lý để lý giải điều trên.

       Vậy ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì? Xuất phát từ hình ảnh thực, mực với đèn là hai đồ vật xét về màu sắc thì đối lập nhau hoàn toàn. Nếu mực là gam màu tối thì đèn lúc nào cũng là gam màu sáng, mực vẽ lên trang giấy trắng tinh khiến nó hằn in dấu vết của mình, còn đèn thì bằng ánh sáng của mình soi chiếu mọi vật để chúng hiện rõ ra. Từ đó, ông cha ta đã liên tưởng đến một vấn đề sâu xa hơn, đó là sự tác động của môi trường sống đến với bản thân mỗi người. Khi con người ta sống ở một môi trường mà toàn những điều xấu xa, đen tối, thì con người cũng sẽ dễ bị tha hóa và ảnh hưởng những thói xấu đó. Ngược lại, khi con người sống ở nơi mà toàn những điều tốt đẹp, những hành động, lối sống ý nghĩa thì con người cũng sẽ ngày một hoàn thiện bản thân và sống một cách tích cực. Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, chính những yếu tố từ cuộc sống xung quanh sẽ tác động vào nhận thức trong quá trình trưởng thành và con người sẽ được định hướng theo chính lối sống ấy. Do đó, nếu được sống trong một môi trường sống tốt đẹp, toàn những điều hay, ý nghĩa thì chính con người cũng sẽ tiếp thu được những giá trị ấy và sống một cách đầy tốt đẹp, Ngược lại, nếu ngay từ khi còn bé, môi trường sống của họ bao quanh đều là những điều xấu xa, ảnh hưởng xấu đến họ thì chắc chắn, người ấy lớn lên cũng sẽ khó mà hoàn toàn tốt đẹp được. Lấy một ví dụ đơn giản, trong một gia đình, nếu ba mẹ là tấm gương tốt cho con cái, luôn vui vẻ, và dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn, đúng với trách nhiệm thì con cái họ cũng sẽ có được những tác động tích cực và phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc. Một minh chứng khác, nếu sống trong một khu dân cư mà đầy những kẻ nghiện ngập, trộm cắp, gia đình bố mẹ không chăm lo, dạy dỗ con cái thì đứa trẻ ấy cũng sẽ dễ bị tha hóa và biến chất. Một trang giấy trắng, khi bị vẽ nên một vết mực đen thì khó có thể xóa mờ được hoàn toàn vết mực ấy dù cho có sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Vậy nên, để bản thân không lâm vào tình trạng giống như tờ giấy ấy, mỗi người cần biết xác định được mục tiêu, ý thức của bản thân, không sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc làm cha làm mẹ cần biết làm gương cho con cái, luôn sống và hướng về những điều tốt đẹp, có như thế, xã hội mới có thể đi lên, dân tộc mới có thể phát triển.

       Dù cho có thể môi trường sống chẳng thể phản ánh hoàn toàn đúng đắn và thực chất về con người bạn, thế nhưng nó cũng ăn sâu vào một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của bạn, vậy nên sự lựa chọn đúng đắn về cách sống đúng đắn vẫn sẽ luôn an toàn và tốt đẹp nhất. Câu tục ngữ của ông cha ta dù đã có từ bao đời nay nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ. Nó là một lời nhắn nhủ, một lời răn dạy thật ý nghĩa cho con cháu muôn đời.

    Bình luận
  2. *Bài làm tham khảo>

         Ca dao, tục ngữ Việt Nam rất giàu đẹp và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, Cũng vì thế, mà tục ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Câu tục ngữ: ”Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” của nhân dân ra thời xưa đã đưa ra lời khuyển về chuyện là những thứu xung quanh cũng ảnh sẽ ảnh hưởng dến phẩm chất và cuộc sống của ta.

          Với câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã được đúc kết từ những kinh nghiệm thời xưa của ông cha ta. ”Mực” là một loại mực tàu được viết ra từ ngòi bút, nó thường có màu đen vì ngày xưa vẫn chưa chế ra nhiều loại mực khác nhau. Còn ”đèn” là thứ có thể phát ra ánh sáng để giúp mọi người nhìn thấy những thứ xung quanh khi không có mặt trời  hoặc nơi bóng tối. Tuy nhiên, nghĩa và nội dung của câu tục ngữ không chỉ đơn giản là như thế mà nó rất sâu xa về vấn đề được quan tâm.

          Câu tục ngữ này được nhiều người biết đến với ý nghĩa là muốn đưa ra lời khuyên cho chúnh ta. Một lời khuyên vô cùng chính xác và tấm đắc. Nội dung câu ngụ ý về phẩm chất và đạo đức của chúng ta sẽ càng hoàn hảo nếu ở gần những thứ tốt đẹp, những con người nhân hậu. Và ngược lại, nếu xung quanh ta chỉ toàn điều ác và những người xấu xa thì tự thâm tâm ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Con người thường có thói quen học hỏi theo những gì mà ta thấy và biết vì họ ít quan tâm đến việc làm đó là đúng hay sai, thiện hay ác. Nhưng các bạn cần ý thức hơn về những việc mình thấy, xem nó có nên làm theo hay không.

          Chúng ta thường thấy thời xưa các vị quan lại trong triều đình cũng như các làng, xã thường bị mua chuộc bởi đồng tiền rồi xét xử sai cho người nghèo, người vô tội. Rồi các người quan lại khác cũng thấy làm như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, những suy nghĩ ích kỉ đã chi phối đạo đức của họ rồi lại làm theo mà không nghĩ rằng sẽ gây hại những người xung quanh, thân thiện khác. Đó là những dẫn chứng rất cụ thể cho câu tục ngữ: ”Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Ngày nay, những hiện tượng này vẫn còn những đã được hạn chế nhiều.

           Nói tóm lại, câu tục ngữ đã giúp chúng ta biết thêm về môi trường sống, những người gân gũi, những việc làm xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống lẫn tinh thần của chúng ta. Từ đó, câu tục ngữ giúp mọi người rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

     

    Bình luận

Viết một bình luận