Dẫn một tác phẩm văn học ( tự chọn ), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.
0 bình luận về “Dẫn một tác phẩm văn học ( tự chọn ), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.”
Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ.
– Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, què quặt, lạc hậu.
– Truyện ngắn gồm có 4 chương:
+ Kể về vợ chồng Hoa Thuyên – chủ một quán trà nghèo, có đứa con trai độc nhất bị mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.
+ Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
+ Sáng hôm sau, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Trong những câu chuyện tại quán trà ấy phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ một cách sâu sắc: Thứ nhất, tất thảy họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc; Hai là, họ bàn tán về người tù bị chém sáng nay, đó là Hạ Du. Hạ Du đi tuyên truyền cách mạng, họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
+ Vào một buổi sáng Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
* Tác phẩm phản ánh đời sống xã hội đương thời:
– Vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
– Phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế.
– Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.
Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ.
– Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, què quặt, lạc hậu.
– Truyện ngắn gồm có 4 chương:
+ Kể về vợ chồng Hoa Thuyên – chủ một quán trà nghèo, có đứa con trai độc nhất bị mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.
+ Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
+ Sáng hôm sau, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Trong những câu chuyện tại quán trà ấy phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ một cách sâu sắc: Thứ nhất, tất thảy họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc; Hai là, họ bàn tán về người tù bị chém sáng nay, đó là Hạ Du. Hạ Du đi tuyên truyền cách mạng, họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
+ Vào một buổi sáng Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
* Tác phẩm phản ánh đời sống xã hội đương thời:
– Vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
– Phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế.
– Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.