Dàn ý chi tiết cho bài sau:”phân tích hình ảnh người lính qua ba bài thơ đồng chí;bài thơ tiểu đội xe không kính;ánh trăng

By Isabelle

Dàn ý chi tiết cho bài sau:”phân tích hình ảnh người lính qua ba bài thơ đồng chí;bài thơ tiểu đội xe không kính;ánh trăng

0 bình luận về “Dàn ý chi tiết cho bài sau:”phân tích hình ảnh người lính qua ba bài thơ đồng chí;bài thơ tiểu đội xe không kính;ánh trăng”

  1. A. Mở bài

    – Dẫn dắt vấn đề

    – Giới thiệu về chủ đề người lính.

    – Giới thiệu ba bài thơ.

    B. Thân bài

    1. Khái quát chung về người lính

    2. Phân tích

    – Xuất thân

    – Tư thế của những người lính.

    – Phẩm chất của những người lính.

    + Tinh thần lạc quan yêu đời.

    + Tinh thần bất khuất vượt mọi khó khăn.

    + Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau.

    C. Kết bài

    – Đánh giá hình ảnh người lính.

    – Suy nghĩ của bản thân.

    ** Bài viết tham khảo

         Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn và bài thơ ” Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã khắc họa thành công về đề tài người lính. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. 

        Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu. Còn người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
       Trong các bài thơ, hình ảnh những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất. Trong bài “Đồng chí”, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù. Còn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.
       Dù hoàn cảnh chiến đấu khó khăn như thế nào thì họ những người lính vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp. Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời. Họ ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở – nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”.
        Sự bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách, khi người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác… Và người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không kính. Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới… 
     Và luôn luôn tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau. Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính.

       Dù là cách thể hiện cả các tác giả khác nhau nhưng những người lính vẫn hiện lên rất đỗi cao đẹp. Qua cách bài thơ không chỉ hiểu rõ về hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của những người lính mà hiện rõ được tâm tư tình cảm của những anh bộ đội cụ Hồ.

    Trả lời

Viết một bình luận