Dàn ý phân tích bài thơ xúc cảnh của nguyễn đình chiểu

Dàn ý phân tích bài thơ xúc cảnh của nguyễn đình chiểu

0 bình luận về “Dàn ý phân tích bài thơ xúc cảnh của nguyễn đình chiểu”

  1. Ta thường biết đến thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu bởi tính nhân văn về cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thiện ác, lý tưởng cao đẹp, nhằm mong ước một cuộc sống tốt đẹp khi mà con người đối xử với nhau bằng những lễ nghĩa tốt đẹp, chân thành mà tiêu biểu nhất là bộ truyện Lục Vân Tiên mang hơi hướng “dân gian” với mô típ quen thuộc thường có trong chuyện cổ tích hay truyền thuyết. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Đình Chiểu sống trong bối cảnh đất nước hoang tàn điêu linh vì bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình thối nát, ông đã đau đớn vì nỗi lo mất nước, vì nỗi thống khổ của nhân dân mà cho ra đời những tác phẩm mang tính chiến đấu, và ông chính là một người lính chiến tài hoa. Xúc cảnh là một trong những tác phẩm thấm đượm nỗi lòng của tác giả, ta thấy trong ấy một trái tim ấm nóng, kiên cường, đầy ắp tình yêu thương giống nòi, yêu thương đất nước và niềm hi vọng một ngày mai đất nước sẽ lại yên bình.

    Nguồn gốc của tác phẩm vốn xuất phát từ truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đáp được tác giả sáng tác vào những năm cuối đời, khi mà đất nước đã gần như rơi vào tay giặc. Bài thơ là những lời cảm khái kèm theo tiếng thở dài của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyện cũng chính là hiện thân của tác giả. Xúc cảnh còn có một tên gọi khác là Ngóng gió đông được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cúmang đến cho toàn bài thơ một vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, đồng thời cũng phù hợp với tâm trạng u buồn của thi nhân nhân thời buổi loạn lạc.

    Hai câu thơ đầu là nguồn cảm hứng khơi gợi cho cảm xúc của tác giả trong của toàn bài:

    “Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
    Chúa xuân đâu hỡi, có hay không?”

    Nguyễn Đình Chiểu đã dùng một cách ẩn dụ hết sức tinh tế, hoa cỏ qua bao năm tháng lạnh lẽo, chịu vùi dập dưới cái lạnh lẽo mùa đông nay sắp úa tàn, chỉ còn biết “ngùi ngùi” trông mong ngọn “gió đông” mang mùa xuân tới, mang đến cái sinh khí dồi dào ấm áp hồi sinh lại cảnh héo rũ, ủ ê này. Điều ấy khiến ta liên tưởng đến cảnh đất nước và nhân dân đang hằng ngày phải sống trong kiếp lầm than, khổ ải dưới ách áp bức lạnh lẽo của thực dân Pháp, và hơn tất cả ai cũng đều mong ngóng một tương lai tươi sáng hơn, một ai đó có thể cứu đất nước ra khỏi cảnh khốn cùng. Nhưng đến câu thơ sau, nhà thơ lại hỏi bằng một nỗi niềm đau đớn bất lực “có hay không?” khi mà chính quyền phong kiến đang sợ sệt trốn tránh, chẳng ai hay biết đến nỗi cùng cực của hoa cỏ nhân dân đang ngấp ngoải khốn đốn biết bao nhiêu. Còn vị “Chúa xuân” trong lòng tác giả, là bậc thánh đế minh quân mẫu mực, yêu nước, thương dân có tài dẹp giặc thù để đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ thì chưa thấy xuất hiện, ấy là nỗi niềm trăn trở mãi không nguôi trong lòng người thi sĩ mù tài hoa.

    “Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,
    Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.
    Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
    Nắng sương nay há đội trời chung”

    Quay trở về với hiện thực đất nước, tìm về với lịch sử của dân tộc từng biết bao lần chịu sự xâm lược từ phươg Bắc, nhưng rồi cuối cùng núi nam nào có chịu gộp mình vô ải bắc, từ xưa tới nãy vẫn luôn là bờ cõi khác biệt, nhân dân chưa một ngày chịu nhún nhường trước quân giặc ngoại xâm. Cho đến hôm nay dân tộc ta với bọn thực dân Pháp cũng chẳng khác nào “nắng sương” khác biệt, làm sao có thể “đội trời chung”, đây vốn đã là cái chân lý tuyệt không đổi dời mà hơn 4000 năm văn hiến ông cha ta đã dày công xây dựng.

    Đến hai câu cuối kết lại toàn bộ nỗi niềm băn khoăn day dứt của nhà thơ:

    “Chừng nào thánh đế ân soi thấu,
    Một trận mưa nhuần rửa núi sông”

    Đây là niềm khao khát, lòng hy vọng vào bậc cửu ngũ chí tôn có thể sớm ngày nhìn nhận rõ thực trạng đất nước, nỗi thống khổ của dân tộc và sự ác độc của bè lũ thực dân để tìm ra một con đường cứu giang sơn khỏi cơn nước sôi lửa bỏng. Nhà thơ vẫn đang sinh sống trong chế độ phong kiến, nên ông không thể thẳng thừng cao giọng mà lên án bậc quân vương, tuy nhiên trong giọng thơ cũng ngầm hiện lên nỗi trách móc sự bạc nhược, bất tài cùng với sự thối nát mục rỗng của triều đình thời bấy giờ, vua tôi không có lấy một ai đủ bản lĩnh đứng lên dẹp giặc như bậc thánh đế trong lòng Nguyễn Đình Chiểu. Hai câu thơ cũng là lời cầu mong đầy khẩn thiết với triều đình, với người đứng đầu trăm họ, đứng đầu đất nước, hãy sớm ý thức được trách nhiệm của mình với non sông gấ vóc, với nhân dân những con người một mực tin tưởng vào triều đình, đừng để niềm tin ấy chỉ cò là dĩ vãng đáng tiếc nhất.

    Xúc cảnh là một bài thơ ẩn chứa nhiều niềm đau xót của Nguyễn Đình Chiểu, ông vừa thương đất nước chịu cảnh đô hộ, lại thương nhân dân chịu cảnh lầm than. Đồng thời bài thơ cũng là nỗi lòng băn khoăn, trăn trở của nhà thơ trước thế sự hỗn tạp, mà không có ai đứng ra gánh vác. Đọc bài thơ với những dòng chữ mang vẻ toàn bích, cổ điển tựa như tiếng thở dài đầy chua xót, ta lại càng thấm thía cái nỗi đau của người thi sĩ yêu nước trước buổi đương thời.

    Tham khảo nhé

    Bình luận
  2. Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Xúc cảnh của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

    Chúng ta thường nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Chiểu như là ngôi sao sáng trong nền văn học Việt nam, ông được mệnh danh là ngôi sao sáng bởi lẽ ông có một tài năng rất suất sắc trong nghệ thuật sáng tác của mình. Cho dù mắt ông không thể thấy mọi thứ xungquanh nhưng với một tâm hồn rất trong sáng,đẹp đẽ, ông đã dùng chính tâm hồn mình để cảm nhận mọi thứ. Chính vì thế những sáng tác của ông đều giàu cảm xúc.Nổi bật nên đó là bài thơ Xúc Cảnh để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

    Rolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lậpĐồng Hồ Bản SaoSa bũi, trĩ cấp 4 chớ vội cắt mổ. Dùng mẹo này 1 lần tịt tới giàThăng Trĩ Mộc HoaCách trị hôi nách triệt để hiệu quả vĩnh viễn hiện nayNavin

    Bài thơ Xúc cảnh được viết ra nhằm bộc bạch những lời tâm sự của tác giả trước thời thế, ông là một nhà chí sĩ yêu nước. Nó không chỉ được thể hiện ở bài thơ này mà còn nhiều tác phẩm khác, trong đó có “ Văn tế ngĩa sĩ Cần Giuộc”. Bị mù lòa, nhưng chính tâm hồn đã soi sáng con đường sáng tác và cảm nhận của ông. Mở đầu bài thơ đó là những lỗi tâm tư, băn khoăn lo lắng về thời thế của Đất Nước:

    Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông

    Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?

    Mượn hình ảnh của hoa cỏ, tác giả như đang mong ngóng điều gì đó sẽ đến. Hoa cỏ ở đây “ ngùi ngùi ngóng” vẽ ra hình ảnh luôn ở một tư thế mong ngóng đợi chờ. Cũng giống như tâm tư của Nguyễn Đình Chiểu là đang ngóng trông những điều kì lạ sẽ đến với Đất Nước của mình, ông luôn mong muốn đất nước có một cuộc sống yên bình, nhân dân có một cuộc sống bình an, có đầy đủ cơm ăn áo mặc, nhân dân ta sẽ không phải sống trong cảnh bị áp bức bóc lột nữa. Chúa Xuân có hiểu thấu những mong ước này, câu hỏi đặt ra như một lời từ trái tim, luôn luôn bâng khuâng, lo lắng cho vận mệnh đất nước.Qua đây ta cũng thấy tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, làm cho người đọc cảm phục và kính mến vô cùng.

    Mây giăng ải bắc trông tin nhạn

    Ngày xế non nam bặt tiếng hồng

    Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chí Phèo củaNam Cao lớp 11

    Bờ cõi xưa đà chia đất khác

    Nắng sương nay há đội trời chung!

    Hình ảnh mây giăng được sử dụng để thể hiện những tội ác của kẻ thù, sự áp bức càng nặng nề thì lòng căm phẫn của người dân việt nam càng được lên cao. Tin nhạn cũng được dự báo là những niềm mong đợi được báo những tin vui, nhưng nó là điều rất mong manh. Chúng ta chứng kiến cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói lầm than, đời sống nhân dân chịu nhiều cực khổ, sự căm thù kẻ thù xâm lược Những câu thơ của bài thơ Xúc cảnh và ở các bài thơ khác cũng mang đậm tính chất nhân văn. Mượn cảnh để nói về những tâm sự thời thế của mình, sự mong đợi dù đó có là mong manh hay gì đi chăng nữa. Ông vẫn luôn hi vọng sẽ có tin tốt lành ở biên cương. ông vẫn giữ ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước của mình viết lên những tác phẩm hay và đậm chất nhân đạo để phê phán và tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù, tội ác đó phải bị trừng trị. Sự căm phẫn đó khiến chúng ta và kẻ thù xâm lược há đội trời chung.

    Chừng nào Thánh đế ân soi thấu

    Một trận mưa nhuần rửa núi sông

    Ở hai câu thơ này,ác giả Nguyễn Đình Chiểu đang nói về những ân huệ của nhà vua, những ân xá mà Nhà vua có thể làm, phải ân thấu và tố cáo những tội ác của kẻ thù để có thể giành được sự tự do cho dân tộc ta. Thánh đế là người hết lòng vì nước vì dân,vì dân chính là con là cháu của ngài, không thể trong lúc khó khăn đày ải lại để cả đất nước cả con dân hứng chịu được. Sinh ra trong thời thế loạn lạc có nhiều biến động khiến cho tác giả sớm có cái nhìn thấu đáo về quê hương đât nước về tình yêu mà ông dành cho đât nước.Ông là một con người có khí phách hiên ngang luôn hết lòng vì dân vì nước và vì độc lập tự do của dân tộc, người đã dùng những tài năng của mình để sáng tác lên những tác phẩm có nhiều ấn tượng và có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn.

    Xúc xảnh là bài thơ mà tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên những tâm sự sâu kín, mượn cảnh để nói về những suy tư và trăn trở của mình, vận mệnh của đất nước đang an nguy nhưng để giữ lại thanh danh trong sạch tác giả đã lui về ở ẩn nhưng tấm lòng yêu thương dân chúng và lo cho đất nước cũng không nguôi ngoai. Qua đây, Xúc cảnh góp phần kể ra tội ác của những kẻ đi xâm lược tội ác đó co nhảy xuống sông hoàng hà cũng không rửa hết tội được. Từ đó ca ngợi những sự hi sinh anh dũng không chỉ ở trên mặt trận, ở chiến trường, mà còn ở ngòi bút sắc sảo của những nhà chí sĩ yêu nước.

    Với nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngôi sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam, không chỉ sáng một thời đại mà vẫn còn le lói cho tới các thế hệ sau này. Xúc cảnh là một trong những bài thơ bộc bạch tâm sự, trăn trở của tác giả về đất nước, không những thế, bài thơ còn tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn và khí phách trong ngòi bút của một nhà thơ yêu nước.

    Bình luận

Viết một bình luận