Dành cho những người giỏi sử, chỉ có 3 câu 1.Nêu nguyên nhân nông nghiệp Đảng Ngoài không phát triển? 2.Trình bày thủ công nghiệp và thương nghiệp nư

Dành cho những người giỏi sử, chỉ có 3 câu
1.Nêu nguyên nhân nông nghiệp Đảng Ngoài không phát triển?
2.Trình bày thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI-XVIII?
3.Vì sao nông nghiệp Đảng Trong phát triển?
Anh chị có thể kham khảo mạng nha :)))

0 bình luận về “Dành cho những người giỏi sử, chỉ có 3 câu 1.Nêu nguyên nhân nông nghiệp Đảng Ngoài không phát triển? 2.Trình bày thủ công nghiệp và thương nghiệp nư”

  1. 1.

    – Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát đến cục độ.

    – Sản xuất nông nghiệp đình đốn.

    – Đời sống nhân dân khổ cực, nạn đói liên tiếp xảy ra nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    – Kinh tế nông nghiệp giảm sút.

    – Đời sống nông dân đói khổ.

    2.

     a. Thủ công nghiệp:

    –  Từ thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), dệt La Khê (Hà Nội)…

    –  Điển hình là nghề thủ công: làm đường, gốm.

    c. Thương nghiệp:   

    – Từ đồng bằng đến ven biển đều có chợ và phố xá.

    – Xuất hiện nhiều đô thị mới:

    +  Đàng Ngoài: Thăng Long (Kẻ Chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

    + Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TPHCM).

    – Đến thế kỉ XVIII ngoại thương bị hạn chế → các thành thị suy tàn dần.

    3.

    – Khuyến khích khai hoang.

    – Giảm tô thuế, cấp nông cụ, lương ăn, lập làng xóm mới.

    – Năm 1698, đặt phủ Gia Định với 2 dinh: Trấn Biên và Phiên Trấn.

    ⇒ Xây dựng thế lực để chống lại họ Trịnh.

    Bình luận
  2. Câu 1, 3:

    – Đàng Ngoài:

    + Nền kinh tế bị tàn phá 1 cách nghiêm trọng

    + Chính quyền không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

    + Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập

    + Người dân phải đi phiêu tán ở khắp nơi

    – Đàng Trong:

    + Các chúa Nguyễn khai thác, mở rộng diện tích đất canh tác

    + Tổ chúc khai hoang, lập nhiều làng ấp mới

    + Điều kiện tự nhiên thuận lợi

    -> Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong rất phát triển, hình thành tầng lớp địa chủ lớn

    => Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển hơn nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài

    Câu 2:

    – Thủ công nghiệp:

    + Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), làng đường mía ở Quảng Nam….

    – Thương nghiệp:

    + Trao đổi buôn bán đc mở rộng ở trong và ngoài nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và các nước châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)

    Bình luận

Viết một bình luận