Công lao:Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ – không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi.
Tội:
+Tội diệt văn hóa Việt Nam của các Chúa Nguyễn
Nước thì phải có văn hóa riêng mới đáng là nước. Đáng giữ khi bị người ta chực lấy, đáng giành lại khi bị lấy mất. Tự hào văn hóa trước các chúa Nguyễn đã tiềm tàng trong câu thơ Lý Thường Kiệt, hiển hiện trong Bình Ngô đại cáo, sau các chúa Nguyễn lại hiển hiện trong lời hịch kêu gọi đánh quân Thanh của vua Quang Trung, “Lời kêu gọi Hội Quốc Liên” (1926) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng các chúa Nguyễn thiếu tự hào đến mức đã tiến hành tiêu diệt văn hóa Việt Nam!
+
Bốn tội to của Nguyễn Ánh
Sự nghiệp của Nguyễn Ánh có thể tóm lại bằng ba chữ: chống Tây Sơn. Vậy Tây Sơn là thế nào?
Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim viết: “Anh em (Tây Sơn) đối với họ Nguyễn là cừu địch, nhưng mà đối với nước Nam, thì chẳng qua cũng là (…) anh hùng lập thân trong lúc biến loạn đó mà thôi (…) Vua Chiêu Thống (…) đi sang kêu cầu bên Tàu (…) nước Nam ta, bề ngoài tuy chưa mất hẳn, nhưng kỳ thật đã vào tay người Tàu rồi (…) Nước đã mất, thì phải lấy nước lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế (…) đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu (…) Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy”. Còn Hoàng Xuân Hãn thì nhận định: “Quang Trung (…) Cái công đánh bạt Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long, cái công ấy rất to. Bởi vì nếu Tôn Sĩ Nghị không thua, để cho nhà Lê tiếp tục thì tự nhiên nhà Lê sẽ ở dưới quyền vua Thanh. Cái đó chắc chắn (…) Công ấy rất to” (HXH).
Tây Sơn là thế. Tuy vậy, khi đất nước chưa yên thì Nguyễn Ánh, hay bất cứ ai, vẫn có quyền tranh giành ngôi báu với Tây Sơn. Có điều, tuyệt đối không được “cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Ánh trước cõng rắn Xiêm sau cõng rắn Pháp, hai tội này ai nấy đều đã biết. Nhưng còn hai tội rất to nữa mọi người cũng cần phải biết.
Tội thứ ba, Việt Nam sử lược ghi: “(Năm 1817) tàu binh của nước Pháp vào cửa Đà Nẵng. Quan thuyền trưởng nói rằng Pháp Hoàng Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Thế Tổ sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa”. Vậy là Nguyễn Ánh đã chấp nhận cắt đất làm quà tạ cho Pháp!
Tội thứ tư được Tạ Chí Đại Trường dẫn chính Đại Nam thực lục mà nêu: “(Nguyễn Ánh) nghe quân Thanh đánh Tây Sơn, sai Phạm Văn Trọng đem thư đi Quảng Đông và lấy 50 vạn cân gạo giúp. Ghe bị chìm” (TCĐT). Đây là tội nghiêm trọng nhất. Bởi giúp Thanh đánh Tây Sơn tức là mong Thanh thắng, là chấp nhận Bắc thuộc, là hành động phản quốc!!! Tại sao Nguyễn Ánh phản quốc? Vì chống Tây Sơn đã đành. Nhưng còn vì cái truyền thống sùng bái Trung Quốc của dòng họ mình nữa. Từ tự đồng hóa với người đến chấp nhận nước mình hóa thành một phần của nước người, đâu có xa! Hiển nhiên đối với Nguyễn Ánh, làm chúa Đàng Trong hay làm quan cai trị nửa phía Nam của lãnh thổ mới mở của Tàu, cũng vậy thôi!
Nguyễn Ánh đã thống nhất đất nước. Nhưng do bốn cái tội to vừa kể, việc này nên được ghi nhận như một sự kiện, thay vì một công.
– Công của triều đình Nguyễn: đã có công xây dựng lên đất nước ta, giúp nước ta phát triển
– Tội của triều đình Nguyễn: bỏ hết các phong tục tập quán của nước ta
Công lao:Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ – không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi.
Tội:
+Tội diệt văn hóa Việt Nam của các Chúa Nguyễn
Nước thì phải có văn hóa riêng mới đáng là nước. Đáng giữ khi bị người ta chực lấy, đáng giành lại khi bị lấy mất. Tự hào văn hóa trước các chúa Nguyễn đã tiềm tàng trong câu thơ Lý Thường Kiệt, hiển hiện trong Bình Ngô đại cáo, sau các chúa Nguyễn lại hiển hiện trong lời hịch kêu gọi đánh quân Thanh của vua Quang Trung, “Lời kêu gọi Hội Quốc Liên” (1926) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng các chúa Nguyễn thiếu tự hào đến mức đã tiến hành tiêu diệt văn hóa Việt Nam!
+
Bốn tội to của Nguyễn Ánh
Sự nghiệp của Nguyễn Ánh có thể tóm lại bằng ba chữ: chống Tây Sơn. Vậy Tây Sơn là thế nào?
Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim viết: “Anh em (Tây Sơn) đối với họ Nguyễn là cừu địch, nhưng mà đối với nước Nam, thì chẳng qua cũng là (…) anh hùng lập thân trong lúc biến loạn đó mà thôi (…) Vua Chiêu Thống (…) đi sang kêu cầu bên Tàu (…) nước Nam ta, bề ngoài tuy chưa mất hẳn, nhưng kỳ thật đã vào tay người Tàu rồi (…) Nước đã mất, thì phải lấy nước lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế (…) đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu (…) Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy”. Còn Hoàng Xuân Hãn thì nhận định: “Quang Trung (…) Cái công đánh bạt Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long, cái công ấy rất to. Bởi vì nếu Tôn Sĩ Nghị không thua, để cho nhà Lê tiếp tục thì tự nhiên nhà Lê sẽ ở dưới quyền vua Thanh. Cái đó chắc chắn (…) Công ấy rất to” (HXH).
Tây Sơn là thế. Tuy vậy, khi đất nước chưa yên thì Nguyễn Ánh, hay bất cứ ai, vẫn có quyền tranh giành ngôi báu với Tây Sơn. Có điều, tuyệt đối không được “cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Ánh trước cõng rắn Xiêm sau cõng rắn Pháp, hai tội này ai nấy đều đã biết. Nhưng còn hai tội rất to nữa mọi người cũng cần phải biết.
Tội thứ ba, Việt Nam sử lược ghi: “(Năm 1817) tàu binh của nước Pháp vào cửa Đà Nẵng. Quan thuyền trưởng nói rằng Pháp Hoàng Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Thế Tổ sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa”. Vậy là Nguyễn Ánh đã chấp nhận cắt đất làm quà tạ cho Pháp!
Tội thứ tư được Tạ Chí Đại Trường dẫn chính Đại Nam thực lục mà nêu: “(Nguyễn Ánh) nghe quân Thanh đánh Tây Sơn, sai Phạm Văn Trọng đem thư đi Quảng Đông và lấy 50 vạn cân gạo giúp. Ghe bị chìm” (TCĐT). Đây là tội nghiêm trọng nhất. Bởi giúp Thanh đánh Tây Sơn tức là mong Thanh thắng, là chấp nhận Bắc thuộc, là hành động phản quốc!!! Tại sao Nguyễn Ánh phản quốc? Vì chống Tây Sơn đã đành. Nhưng còn vì cái truyền thống sùng bái Trung Quốc của dòng họ mình nữa. Từ tự đồng hóa với người đến chấp nhận nước mình hóa thành một phần của nước người, đâu có xa! Hiển nhiên đối với Nguyễn Ánh, làm chúa Đàng Trong hay làm quan cai trị nửa phía Nam của lãnh thổ mới mở của Tàu, cũng vậy thôi!
Nguyễn Ánh đã thống nhất đất nước. Nhưng do bốn cái tội to vừa kể, việc này nên được ghi nhận như một sự kiện, thay vì một công.