Đánh giá, nhận xét về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 – 1945

Đánh giá, nhận xét về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 – 1945

0 bình luận về “Đánh giá, nhận xét về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 – 1945”

  1.  Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

    – Mặc dù cuối cùng bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn có ý nghĩa to lớn:

    + Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

    + Khẳng định vai trò của khối liên minh công nông. Công nhân, nông dân đã đoàn kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.

    + Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.

    + Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản  Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng sản.

    + Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.

    – Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

    3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930)

    – Nội dung Hội nghị

    + Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

    + Cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

    + Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

    –  Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 – 1930

    – Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

    – Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến có quan hệ  khăng khít với nhau.

    – Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và  giai cấp nông dân.

    – Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với  đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.

    – Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và  cách mạng thế giới.

    Nhận xét

    – Tích cực: khẳng dịnh được những vấn đề chiến lược của cách mạng.

    – Hạn chế:

    + Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

    + Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai.

    Bình luận

Viết một bình luận