đánh giá về công cuộc xây dựng đất nước thời ngô đinh tiền lý trần hồ

By Lyla

đánh giá về công cuộc xây dựng đất nước thời ngô đinh tiền lý trần hồ

0 bình luận về “đánh giá về công cuộc xây dựng đất nước thời ngô đinh tiền lý trần hồ”

  1. – Thông qua các cuộc kháng chiến chống phương Bắc thắng lợi đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ, củng cố quốc gia dân tộc.

    – Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương,

    – Thiết lập quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc với tư cách là một nước độc lập, đồng thời đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng khác.

    – Có những chính sách tích cực phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

    – Đạt được một số thành tựu về văn hóa.

    Trả lời
  2. *Đánh giá chung về công cuộc xây dựng đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.

    – Thông qua các cuộc kháng chiến chống phương Bắc thắng lợi đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ, củng cố quốc gia dân tộc.

    – Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương,

    – Thiết lập quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc với tư cách là một nước độc lập, đồng thời đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng khác.

    – Có những chính sách tích cực phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

    – Đạt được một số thành tựu về văn hóa.

    *Ý nghĩa của việc dời đô:
    Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ này.
    Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên thành Đại La thành Thăng Long.
    Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy ! 

    Trả lời

Viết một bình luận