đầu những năm 80 của thế kỉ XX tình hình kinh tế xã hội liên xô lâm vào tình trạng khó khăn và ngày càng sa sút em hãy trình bày cụ thể những khó khăn đó
đầu những năm 80 của thế kỉ XX tình hình kinh tế xã hội liên xô lâm vào tình trạng khó khăn và ngày càng sa sút em hãy trình bày cụ thể những khó khăn đó
Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ…) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã có những cải cách nhất định: hình thành các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại bám vào một đường lối, tư tưởng đã vạch trước trong suốt một thời gian dài nên trở nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng về sau đã không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp “bao cấp” trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở…) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới áp lực chi tiêu ngân sách rất lớn, từ đó dẫn tới trì trệ về kinh tế.
Ở tất cả các nước XHCN Đông Âu, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo từ trung ương, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng chi tiêu ngân sách vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á – châu Phi, ganh đua với Tây Âu.
Những lực lượng thù địch với các nước XHCN đã tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm phá vỡ niềm tin vào hệ thống chính trị, gây mâu thuẫn trong nội bộ các quốc gia XHCN Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.
Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì lãnh đạo của nó đã xa rời quần chúng.Sau thời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cuối những năm 1980, hầu như tất cả các nền kinh tế bao cấp các ở nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đều có vấn đề. Người dân ở Kavkaz và vùng Baltic đã yêu cầu quyền tự chủ từ Moskva, sau đó điện Kremlin đã bị mất quyền kiểm soát tại một số khu vực và lãnh thổ trong Liên Xô. vào tháng 11 năm 1988, Cộng hòa Chủ nghĩa Xô Viết Estonia đã ban hành tuyên bố chủ quyền lãnh thổ,[13] dẫn đến các nước cộng hòa khác trong khối phía Đông cũng đưa ra tuyên bố tương tự về quyền tự chủ.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra hồi tháng 4 -1986 đã tác động, ảnh hưởng rất lớn lên chính trị và xã hội, Thảm họa Chernobyl là một trong những yếu tố khởi nguồn quan trọng gây ra sự sụp đổ khối Đông và Liên Xô năm 1991. Vụ tai nạn đã tác động to lớn đối với chính sách Glasnost của Liên Xô nhằm tăng sự minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của các cơ quan nhà nước[14][15] Không thể thống kê hết được những hậu quả do thảm họa hạt nhân gây ra. Theo Mikhail Gorbachev, Liên Xô đã chi 18 tỷ rúp (tương đương 18 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm đó) về ngăn chặn và khử nhiễm phóng xạ, Ngân khố Liên Xô gần như cạn kiệt và bị phá sản.[16] Ở Ukraine, thảm họa Chernobyl là một biểu tượng của phong trào dân tộc chủ nghĩa, biểu tượng của tất cả những gì Liên Xô đã làm sai gây hậu quả nghiêm trọng, Ukraine đã phải phát triển một hệ thống phúc lợi lớn và nặng nề để khắc phục những hậu quả hạt nhân.