ĐỀ 1
1. Nêu diễn biến và kết quả của trận Tốt Động – Chúc Động
2. Nêu hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều
3. Nêu vài nét về khởi nghĩa Tây Sơn. Tại sao nhân dân ta lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu .
ĐỂ 2
1. Nêu diễn biến và kết quả của trận Chi Lăng- Xương Giang
2. Nêu hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
3. Nêu vài nét về khởi nghĩa Tây Sơn. Tại sao nhân dân ta lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu .
Giúp em với ạ , em cần gấp lắm
đề 1
1. Diễn biến trận Tốt Động Chúc Động
+Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
+Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
+Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
+Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng*
Kết quả trận Tốt Động Chúc Động
Trận Tốt Động Chúc Động giành thắng lợi đã tiêu diệt khoảng 5 vạn quân Minh cùng với hơn 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Không những thế, quân ta còn thu được một lượng lớn quân tư trang cùng với khí giới và xe cộ của địch. Một lực lượng lớn quân địch phải tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối thậm chí nhiều đến mức lịch sử ghi chép lại đó là “làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang”. Đinh Lễ, Đỗ Bí, Nguyễn Xí thừa thắng xông lên đến sát thành và bổ vây tiêu diệt các tướng chỉ huy của quân Minh đó là Trần Hiệp, Lý Lượng và Lý Đằng, Vương Thông tuy không bị giết nhưng cũng bị thương nặng.
2. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều:
-Năm 1570 rất nhiều người bị bắt đi lính, đi phu.
-Năm 1572, ở Nghệ An, mùa màng bị tàn phá, hoang hóa, bệnh dịch,..=> Chế độ binh dịch đè nặng lên đời sống của nhân dân, nhiều gia đình rơi vào cảnh li tán.
Tính chất hai cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn: là cuộc chiến tranh phi nghĩa giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia đất nước, gây tổn thất lớn về người và của, cản trở sự giao lưu kinh tế giữa hai miền đất nước.
3. – Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
– Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.
=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
đề 2
1. Đầu tháng 10 – 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 – 12 – 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 – 1 – 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
2.
* Hậu quả : Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước
* Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
3.
– Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
– Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.
=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
hk tốt~~~
ĐỀ 1
1.Nêu diễn biến và kết quả của trận Tốt Động – Chúc Động
Diễn biến:
– Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
– Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
– Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
– Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
2,Nêu hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều
* Hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều:
– Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.
– Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.
– Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.
– Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
– Tính chất: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến – cuộc chiến phi nghĩa
+ Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ….
3,Nêu vài nét về khởi nghĩa Tây Sơn. Tại sao nhân dân ta lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu .
– Một vài nét chính về cuộc kn Tây Sơn
– Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
– Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).
– Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.
– Lực lượng: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.
– Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.
Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:
– Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
– Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.
⇒ Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
ĐỀ 2
Câu 1.Nêu diễn biến và kết quả của trận Chi Lăng- Xương Giang
Đầu tháng 10 – 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 – 12 – 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 – 1 – 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
* Kết quả:
– Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.
– Cánh quân Mộc Tạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.
– Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
=> Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
2.Nêu hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
– Đất nước ta bị chia cắt thời gian dài trong suốt hai thế kỉ: Chiến tranh Trịnh Nguyễn ròng rã 46 năm gây nên các tổn thất nặng nề về người và của. Nhân dân ta bị chia cắt thành hai phía, gây ra mâu thuẫn và thù hằn dân tộc. Địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chịu các tổn thất và tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh.
– Cuộc chiến đã làm cản trở sự phát triển của đất nước ta: Nhân dân hai miền phải li tán, đói khổ…Cả hai bên đều kiệt quệ về người và của phải đình chiến, đất nước tiếp tục bị chia cắt.
– Ở Đàng Ngoài: Cho đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, đã xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” thì nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Tuy nhiên thì mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, lịch sử gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”
– Ở Đàng Trong: Con cháu họ Nguyễn cũng đã truyền nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.
Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
Có thể thấy, đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bản chất là sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, nhằm mục đích giành giật quyền lợi cũng như địa vị trong phe phái phong kiến. Hậu quả của cuộc chiến này làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, dẫn đến nhiều tác hại, làm phân chia đất nước, nhân dân đói khổ lầm than…
3.Nêu vài nét về khởi nghĩa Tây Sơn. Tại sao nhân dân ta lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu .
– Một vài nét chính về cuộc kn Tây Sơn
– Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
– Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).
– Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.
– Lực lượng: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.
– Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.
Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:
– Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
– Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
– Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.
⇒ Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.