Đề 1. Miêu tả mâm cúng Táo Quân dịp 23 tháng chạp . Đề 2. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, mỗi gia đình lại hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng nhà cử

By Maya

Đề 1. Miêu tả mâm cúng Táo Quân dịp 23 tháng chạp .
Đề 2. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, mỗi gia đình lại hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Em hãy tham gia vào việc đó, tả lại và nêu cảm nghĩ của mình nhé.
KO CHÉP MẠNG và viết thật hay và dài nhé
ai viết hai nhất mình sẽ vote 5*+cảm ơn+ctlhn
HỌC TỐT

0 bình luận về “Đề 1. Miêu tả mâm cúng Táo Quân dịp 23 tháng chạp . Đề 2. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, mỗi gia đình lại hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng nhà cử”

  1. Đề 1:

    Ngày nay, ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời. Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.
    Đề 2:

      Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là chúng ta lại thấy những cô, chú, ông, bà,… trong gia đình hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hoàng lại nhà cửa để đón Tết. Đơn giản điều đó đã trở thành tập tục của mỗi gia đình Việt. Đối với những người trung niên là vậy, nhưng đối với người trẻ thì sao? Có thể vì mãi lo tập trung vào công việc kiếm tiền không có nhiều thời gian, hay làm ăn xa quê mà nhiều người dần quên lãng đi công việc đầy ý nghĩa này.

     

         Công việc dọn dẹp và trang hoàng lại nhà cửa trước ngày Tết không chỉ là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác nữa:

    Một năm trôi qua với những bộn bề lo toan, thời điểm Tết đến Xuân về là khoảng thời gian để mọi người có thể sắp xếp lại mọi thứ. Tất nhiên, niềm vui Tết sẽ không trọn vẹn nếu nhà cửa “bừa bộn” hoặc có mùi ẩm mốc khó chịu chẳng hạn. Do đó cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các vật dụng ngăn nắp, khử mùi hôi nhà vệ sinh, mùi ẩm mốc,… Ông bà ta có câu “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đủ để thấy việc “tề gia” là quan trọng nhất. Để năm mới được “vạn sự như ý” thì trước tiên nhà cửa phải tinh tươm, gọn gàng và sạch sẽ.

     

         Ngoài ra, dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết còn mang thông điệp là sắp xếp lại những “bừa bộn” của năm cũ để chào đón năm mới An Khang, Thịnh Vượng.

      Vật chất và tinh thần là “bằng chứng” rõ ràng nhất phản ánh hoàn cảnh thực tế của gia chủ. Những vật dụng trong nhà không đơn thuần là công cụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày, mà chúng còn là “trợ thủ đắc lực” góp phần tạo nên hạnh phúc trong gia đình.

     

         Thông thường mọi vật dụng trong nhà thường gắn liền với một kỷ niệm vui, buồn. Do vậy, việc dọn dẹp, lau chùi vật dụng cũng chính là lúc chúng ta ôn lại những kỷ niệm đó. Khi mọi thứ trở nên sạch sẽ cũng là lúc chúng ta xóa bỏ đi những phiền não, những điều xấu, không may trong năm cũ, giúp cho tinh thần được trấn an, vui vẻ.

       Suốt một năm dài, từ việc vệ sinh nhà cửa đến cả những món ăn hàng ngày phần lớn đều do một tay người phụ nữ làm nên. Quanh năm nội trợ và ngày Tết thậm chí khối lượng công việc còn nhân lên gấp bội, và đôi lúc chúng ta quên đi sự hy sinh âm thầm của họ. Do vậy, chung tay dọn dẹp nhà cửa cũng là một món quà tri ân đầy ý nghĩa dành tặng cho những người mẹ, người vợ, người chị,…

     

         Ngoài ra, sau những tháng ngày xa quê, chắc chắn ai cũng không quên mua những món quà gửi tặng người thân khi về thăm quê. Ngoài những giỏ quà Tết, trang phục,… sẽ thật ý nghĩa khi tặng người thân những sản phẩm từ thiên nhiên Resparkle, đó là các sản phẩm sử dụng hàng ngày được làm từ 100% thành phần hữu cơ thiên nhiên, thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của người thân trong gia đình ngay cả trong việc nội trợ.

     

         Chắc hẳn ngay từ lúc này, nhiều bạn trẻ đã lên kế hoạch cho những buổi dã ngoại, hay đi du lịch xa vào những ngày nghỉ Tết. Nhưng sẽ không có niềm vui nào bằng việc được chung tay lau chùi nhà cửa với người thân, cùng gia đình quây quần quanh bếp lửa hồng nấu bánh chưng, được tự tay xếp mâm ngũ quả cúng ông bà,… Chúng ta có thể thỏa sức đi du lịch vào những ngày nghỉ Lễ khác trong năm, nhưng riêng ngày Tết… hãy dành thời gian đó cho gia đình bạn nhé!

     

    Trả lời

Viết một bình luận