ĐỀ 2 .
I.Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,… mà người ta gọi là loài chim giang hồ”.
(Nguyễn Quỳnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,… mà người ta gọi là loài chim giang hồ”.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4:
a. Tìm trạng ngữ trong đoạn trích trên và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu?
b. Đặt câu có trạng ngữ chỉ cách thức.
II. Làm văn (7 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
câu 1
ptbđ :miêu tả
câu 2
tác dụng :tỏ ý còn nhiều loài chim chuưa liệt kê hết
câu 3
nội dung chính: miêu tả khung cảnh bầu trời khi các loài chim về phương Nam tránh rét.
câu 4
a)trạng ngữ :những buổi sáng ⇒trạng ngữ chỉ thời gian
b)trạng ngữ chỉ cách thức : với giọng nói từ tốn ,bà kể cho em về tuổi thơ của bà ‘