Đề 2 : Nếu đc đặt kết thúc cho văn bản chuyện “Người con gái Nam Xương” em sẽ giữ nguyên kết thúc hay có 1 kết thúc mới như thế nào viết từ 6 -> 8 câu để lí giải điền đó
Gợi ý: _ Giữ nguyên kết thúc:
+ Vũ Nương sẽ đc hưởng hạnh phúc, tránh đc những đâu khổ, có thế phải chịu nỗi oan khuất khác
+ Nếu về bên Trương Sinh -> TS ko thay đổi -> Vũ Nương vẫn phải đối mặt vs những hồ đồ vũ phu của chồng
_ Thay đổi:
+ Vũ Nương trở về -> khuyên chồng đọc sách thánh hiền, dùi mài kinh sử -> 5 năm sau TS đã thay đổi nhìu -> dịu dàng -> gia đình Vũ Nương hưởng hạnh phúc
—> Đây mới là kết thúc trọn vẹn, được yêu thương trân trọng ko như cái bất hạnh thuở xưa
GIÚP E ĐI Ạ E XIN CẢM ƠN
Đối với văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ có rất nhiều người mong muốn thay đổi kết cục của câu chuyện, để Vũ Nương trở về và đoàn tụ với gia đình nhưng với em, nếu có thể thay tác giả Nguyễn Dữ đặt kết thúc cho văn bản thì em sẽ giữ nguyên kết thúc đó(1). Tuy rằng đây là một cái kết buồn nhưng lại là sự lựa chọn tốt nhất đối với Trương Sinh hay Vũ Nương(2). Bởi nếu để Vũ Nương được trở về bên Trương Sinh, dù đã được giải oan nhưng tương lai đâu biết chắc được điều gì(3). Tính tình Trương Sinh vốn đa nghi, độc đoán, luôn suy nghĩ không thấu đáo mọi chuyện, thử hỏi mỗi lần bị hiểu lầm, liệu Trương Sinh có hiểu hay lại khiến cho Vũ Nương oan ức gieo mình xuống sông lần nữa(4). Vậy tại sao ta lại không lựa chọn cho Vũ Nương ra đi, nàng sẽ được giải thoát, không còn vướng bận với trần thế, tránh được những đau khổ hay bất kì nỗi oan khuất nào khác?(5). Cuối cùng, kết thúc này muốn nói lên hai điều rằng thứ nhất, người tốt cuối cùng cũng sẽ được minh oan giống như Vũ Nương đã được trở về chứng minh sự trong sạch của mình(6). Thứ hai, Vũ Nương đã không thể trở về nữa ý rằng muốn lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công, cảm thông cho số phận của người phụ nữ bấy giờ(7).
Nếu được đặt kết thúc cho văn bản chuyện ” Người con gái Nam Xương ” em sẽ giữ nguyên kết thúc ấy . Bởi vì , thứ nhất Vũ Nương là một người có đạo đức, khi nàng đã thề rằng sống chết cũng không bỏ nên cho dù nàng được trở về thì quyết định của nàng không thay đổi. Thứ hai , trong những quãng đời thì Vũ Nương đã dành thời gian cho mẹ và đứa con để chăm sóc . Nhưng do sự ghen tuông quá đà cộng với mắng nhiết Vũ Nương nặng nề , đã khiến cho Vũ Nương cảm thấy những gì mình làm và tình cảm , nhớ nhung của nàng dành cho Trương Sinh đều là con số không giống như câu nói ” Nay đã bình rơi trăm gãy , mây tạnh mưa tan , sen rũ trong ao , liễu tàn trước gió , khóc tuyết bông hoa rụng cuống , kêu xuân cái én lìa đàn , nước thẵm buồn xa “và câu nói ” đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa “. Là câu nói thể hiện rõ ràng nhất cho sự tuyệt vọng , đau đớn Vũ Nương khi bị Trương Sinh người mà mình dành tình yêu thương , dành tuổi thanh xuân cho người đó . Giờ bị hắt hủi , đuổi ra khỏi nhà vì bị vu oan là thất tiết . Nên cho dù Trương Sinh đã biết lỗi của mình thì Vũ Nương vẫn không thể sống chung với người đã làm mình đau khổ suốt bao ngày qua . Điều đó cũng lên án ở triều đại phong kiến , trọng nam khinh nữ . Ví dụ như trong hôn nhân gái chỉ được phép lấy một đời chồng , còn trai được phép có quyền lấy nhiều đời vợ . Ý kiến của phụ nữ trọng thời đại phong kiến không được lên tiếng . Chồng nói gì thì không được cãi lại phải làm theo chồng bảo
CHÚC EM HỌC THẬT GIỎI NHÉ