Đề 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ” (Từ ấy-Tố Hữu )
Chỉ ra được các phép tu từ có trong đoạn thơ
– Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ” Bừng nắng hạ ” ( sự giác ngộ ở trong lòng ), ” Mặt trời chân lí ” ( lí tưởng cách mạng ): Là những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự cao đẹp sáng ngời của lí tưởng cách mạng. Đó là sự giác ngộ, sự nhận thức sâu sắc bằng lí trí của người chiến sỹ cách mạng.
– Hai câu sau sử dụng nghệ thuật so sánh: ” Hồn tôi là một vườn hoa lá” là biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo với từ so sánh ” là ” mang ý nghĩa khẳng định, đem cái trừu tượng ” hồn tôi ” so sánh với hình ảnh cụ thể ” vườn hoa lá ”: tất cả toát lên niềm vui sướng tràn ngập của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Biện pháp tu từ :
-Ẩn dụ” mặt trời chân lí” – lí tưởng cách mạnh.
-Tác dụng
+ Làm cho câu thơ sinh động , gợi hình gợi cảm
+Nhấn mạnh rằng lí tường cách mạng luôn rực cháy, trường tồn trong trái tim ông
+Thể hiện tinh thần yêu dân tộc, đất nước
-So sánh :” Hồn tôi”- một vườn hoa lá
-Tác dụng
+Làm cho câu thơ sinh đông , giàu hình ảnh
+Nổi bật lên tâm hồn yêu đời , hoà hợp với thiên nhiên , vui tươi của người lính khi sống vì lí tưởng đất nước
+Thể hiện tình yêu đất nước làm cho con người lạc quan hơn, trẻ trung hơn.