Đề bài : Đóng vai em bé thông minh và kể lại câu chuyện ở trong truyện em bé thông minh
0 bình luận về “Đề bài : Đóng vai em bé thông minh và kể lại câu chuyện ở trong truyện em bé thông minh”
Ngày xưa, nhà vua hạ lệnh cho một viên quan trong triều đi khắp đất nước để tìm ra người tài giỏi. Sau khi nhận lệnh, viên quan này cưỡi ngựa đi khắp nơi, đi đến nới nào, hắn ta cũng đặt ra những câu hỏi oái oăm khác nhau để thử tài mọi người. Nhưng dù cho tốn bao nhiêu sức lực thì hắn vẫn không thể tìm thấy người nào vừa ý.
Một hôm, cha đưa ta ra làm đồng. Đang ngồi nghỉ ngơi dưới bóng cây đa thì tên viên quan nọ nhìn thấy, liền hỏi cha ta:
– Này ông lão, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?
Trước câu hỏi hóc búa của viên quan, cha ta bối rối không biết trả lời thế nào thì ta đứng dậy cười lớn nói với viên quan:
– Mạo phạm cho tôi hỏi câu này trước nhé. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu nhà tôi một ngày cày được mấy đường.
Thấy mình bị hỏi vặn lại, viên quan ngẩn người ra không biết đối đáp sao cho ổn thì bỗng nhiên hắn ta bước xuống ngựa và lại chỗ cây đa hỏi họ tên, quê quán của ta. Nói xong, tên viên quan nở nụ cươi đầy bí ẩn và cưỡi ngựa đi về phía hoàng cung.
Không lâu sau đó, nhà vua ban cho làng ta ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, hạ lệnh cho làng ta phải nuôi ba con trâu đó sao cho chúng đẻ được chín con trâu khác và giao hẹn năm sau nộp đầy đủ, nếu như thiếu sót một con thì cả làng sẽ phải chịu tội. Người trong làng ta sau khi biết tin thì cuống cuồng nghĩ cách nhưng nghĩ mấy ngày vẫn không biết đối đáp vua sao cho ổn. Mấy ngày sau, ta đang ở nhà chuẩn bị cơm nước thì nghe tiếng cha than thở với người hàng xóm:
– Lần này nguy thật rồi! Đang yên đang lành tại sao nhà vua lại hạ lệnh nuôi ba con trâu đực để đẻ chín con trâu khác chứ. Chuyện này có thánh cũng không thể làm được!
Cha ta thở dài đáp lại:
– Haizzz… Thật tình ta cũng chẳng biết làm thế nào, chắc hẳn là một tai họa trời ban rồi, sau này cuộc sống của thôn ta khó lòng mà yên ổn rồi!
Thấy vậy tôi bèn bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
Cha tôi sửng sốt nhất quyết từ chối nhưng tôi vẫn nói:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Cha tôi ra tâu với làng, ban đầu ai cũng tỏ ý ngờ vực. Hết cách, cha tôi đành phải làm giấy cam đoan, xong xuôi mới dám mổ trâu ăn mừng.
Sau đó mấy hôm, hai cha con tôi khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, tôi bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính bắt tôi vào, phán hỏi nguyên nhân:
– Nhà ngươi có chuyện gì mà đến tận nơi đay làm loạn vậy?
– Tâu đức vua, mẹ con mất sớm, vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có bạn chơi cùng. Vì thế con mới khóc. Mong đức vua hãy hạ lệnh để cha con đẻ con cho con được nhờ.
Cả triều đình nghe thế liền bật cười, còn nhà vua thì nhìn tôi rồi nói:
– Thằng bé này hay nhỉ. Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ mới cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được.
Tôi lém lỉnh, nhìn vua rôi đáp:
– Vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra chín con trâu con. Giống đự thì làm sao mà đẻ được.
Lúc này các viên quan nhìn tôi với ánh mắt hài lòng, nhà vua cũng bật cười nói rằng:
– Ta thử nhà ngươi đấy mà. Thế làng ngươi không biết đường mà mổ trâu đánh chén với nhau à?
– Tâu, làng con biết là lộc vua ban, nên đã làm thịt, nấu cơm đánh chén với nhau từ hôm trước rồi ạ.
Hôm sau, khi hai cha con ta đang dùng bữa tại công quán thì vua sai một viên quan mang đến một con chim sẻ, lệnh cho ta phải làm ra được ba mâm cỗ. Ta liền đưa cho viên quan một cây kim và bảo: – Xin ông về tâu với vua, rèn cho tôi cây kim này thành một con dao bén để tôi làm thịt chim.
Nhà vua tâm phục khẩu phục, thưởng cho hai cha con ta rất hậu hĩnh. Ngoài ra, vua còn xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho tôi ở, để tiện hỏi han.
Ngày xưa, nhà vua hạ lệnh cho một viên quan trong triều đi khắp đất nước để tìm ra người tài giỏi. Sau khi nhận lệnh, viên quan này cưỡi ngựa đi khắp nơi, đi đến nới nào, hắn ta cũng đặt ra những câu hỏi oái oăm khác nhau để thử tài mọi người. Nhưng dù cho tốn bao nhiêu sức lực thì hắn vẫn không thể tìm thấy người nào vừa ý.
Một hôm, cha đưa ta ra làm đồng. Đang ngồi nghỉ ngơi dưới bóng cây đa thì tên viên quan nọ nhìn thấy, liền hỏi cha ta:
– Này ông lão, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?
Trước câu hỏi hóc búa của viên quan, cha ta bối rối không biết trả lời thế nào thì ta đứng dậy cười lớn nói với viên quan:
– Mạo phạm cho tôi hỏi câu này trước nhé. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu nhà tôi một ngày cày được mấy đường.
Thấy mình bị hỏi vặn lại, viên quan ngẩn người ra không biết đối đáp sao cho ổn thì bỗng nhiên hắn ta bước xuống ngựa và lại chỗ cây đa hỏi họ tên, quê quán của ta. Nói xong, tên viên quan nở nụ cươi đầy bí ẩn và cưỡi ngựa đi về phía hoàng cung.
Không lâu sau đó, nhà vua ban cho làng ta ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, hạ lệnh cho làng ta phải nuôi ba con trâu đó sao cho chúng đẻ được chín con trâu khác và giao hẹn năm sau nộp đầy đủ, nếu như thiếu sót một con thì cả làng sẽ phải chịu tội. Người trong làng ta sau khi biết tin thì cuống cuồng nghĩ cách nhưng nghĩ mấy ngày vẫn không biết đối đáp vua sao cho ổn. Mấy ngày sau, ta đang ở nhà chuẩn bị cơm nước thì nghe tiếng cha than thở với người hàng xóm:
– Lần này nguy thật rồi! Đang yên đang lành tại sao nhà vua lại hạ lệnh nuôi ba con trâu đực để đẻ chín con trâu khác chứ. Chuyện này có thánh cũng không thể làm được!
Cha ta thở dài đáp lại:
– Haizzz… Thật tình ta cũng chẳng biết làm thế nào, chắc hẳn là một tai họa trời ban rồi, sau này cuộc sống của thôn ta khó lòng mà yên ổn rồi!
Thấy vậy tôi bèn bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
Cha tôi sửng sốt nhất quyết từ chối nhưng tôi vẫn nói:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Cha tôi ra tâu với làng, ban đầu ai cũng tỏ ý ngờ vực. Hết cách, cha tôi đành phải làm giấy cam đoan, xong xuôi mới dám mổ trâu ăn mừng.
Sau đó mấy hôm, hai cha con tôi khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, tôi bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính bắt tôi vào, phán hỏi nguyên nhân:
– Nhà ngươi có chuyện gì mà đến tận nơi đay làm loạn vậy?
– Tâu đức vua, mẹ con mất sớm, vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có bạn chơi cùng. Vì thế con mới khóc. Mong đức vua hãy hạ lệnh để cha con đẻ con cho con được nhờ.
Cả triều đình nghe thế liền bật cười, còn nhà vua thì nhìn tôi rồi nói:
– Thằng bé này hay nhỉ. Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ mới cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được.
Tôi lém lỉnh, nhìn vua rôi đáp:
– Vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra chín con trâu con. Giống đự thì làm sao mà đẻ được.
Lúc này các viên quan nhìn tôi với ánh mắt hài lòng, nhà vua cũng bật cười nói rằng:
– Ta thử nhà ngươi đấy mà. Thế làng ngươi không biết đường mà mổ trâu đánh chén với nhau à?
– Tâu, làng con biết là lộc vua ban, nên đã làm thịt, nấu cơm đánh chén với nhau từ hôm trước rồi ạ.
Hôm sau, khi hai cha con ta đang dùng bữa tại công quán thì vua sai một viên quan mang đến một con chim sẻ, lệnh cho ta phải làm ra được ba mâm cỗ. Ta liền đưa cho viên quan một cây kim và bảo:
– Xin ông về tâu với vua, rèn cho tôi cây kim này thành một con dao bén để tôi làm thịt chim.
Nhà vua tâm phục khẩu phục, thưởng cho hai cha con ta rất hậu hĩnh. Ngoài ra, vua còn xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho tôi ở, để tiện hỏi han.