Đề bài:
Nếu là người được chứng kiến số phận bi thảm của Lão Hạc, em sẽ kể lại câu chuyện của Lão Hạc như thế nào?
0 bình luận về “Đề bài:
Nếu là người được chứng kiến số phận bi thảm của Lão Hạc, em sẽ kể lại câu chuyện của Lão Hạc như thế nào?”
Hình ảnh ông lão Hạc gây cho ta nhiều thương cảm:
– Một tuổi già cô đơn, vất vả, đầy lo nghĩ, sống ngày càng khốn khổ: Con đi mãi không về và không tin tức; làm thuê làm mướn để sống nhưng công việc ngày càng ít, gạo ngày càng kém, ốm đau và trận bão làm ông khánh kiệt, bữa khoai bữa củ chuối qua ngày, đến con chó vàng ông yêu quỹ cũng không nuôi được nữa phải dứt ruột bán đi.
Ông lão chua chát nói với ông giáo:
– Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!
Câu nói làm người đọc phải rung cảm đến nghẹt thở vì ý nghĩa của nó sao mà mỉa mai chua xót đến thế.
Ông giáo bùi ngùi nhìn lão bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? ‘
– Một người cha hỉ sinh tất cả cho con, thân lão đành chịu khổ và chết bi thảm để mong ngày về con sẽ đỡ đói khổ. Hình ảnh người con chiếm hết tầm trí lão cho đến khi lão từ giã cõi đời.
Lão kiếm lão sống, hoa lợi cái vườn đều dành dụm riêng cho con, không tơ hào đến. Con chó lão nuôi cũng để con về lấy vợ, có cái làm thịt. Đến khi tuổi già sức yếu, thời buổi đói kém, không sống nổi nữa, lão khóc lóc phải bán con chó đi, lão thà tìm đến với cái chết chứ không chịu bán cái vườn là nguồn sinh sống của con sau này. Lão còn lo xa, sau khi lão chết, vườn sẽ bị kẻ khác chiếm đoạt và hàng xóm phải tốn kém chôn lão, lão gửi người tin cậy mảnh vườn cho con và chút tiền làm ma cho lão. Rồi lão tự tử một cách bi thảm bằng bả chó.
Một người lương thiện, chu đáo, đôn hậu, giàu tình người đến thế mà phải kết thúc đời mình thê thảm – Đó là tội ác của chế độ thực dân phong kiến – Nhà văn xúc động trước cuộc đời và tấm lòng của ông lão đã phải kêu lên qua lời ông giáo: ‘Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: ‘Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… ‘
Ghi lại như thế nhưng vẫn chưa hết được ý của ông giáo và tấm lòng của lão Hạc nhưng ghi làm sao cho hết được nỗi đau khổ của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
– Bài viết thể hiện một cảm xúc khá sâu sắc đúng là không thể nào viết hết được nỗi đau khổ của người nông dân nghèo thuở trước.
– Lời ghi chép lại như thắp một nén hương cho tỏ lòng cảm thông với lão Hạc.
Hình ảnh ông lão Hạc gây cho ta nhiều thương cảm:
– Một tuổi già cô đơn, vất vả, đầy lo nghĩ, sống ngày càng khốn khổ: Con đi mãi không về và không tin tức; làm thuê làm mướn để sống nhưng công việc ngày càng ít, gạo ngày càng kém, ốm đau và trận bão làm ông khánh kiệt, bữa khoai bữa củ chuối qua ngày, đến con chó vàng ông yêu quỹ cũng không nuôi được nữa phải dứt ruột bán đi.
Ông lão chua chát nói với ông giáo:
– Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!
Câu nói làm người đọc phải rung cảm đến nghẹt thở vì ý nghĩa của nó sao mà mỉa mai chua xót đến thế.
Ông giáo bùi ngùi nhìn lão bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? ‘
– Một người cha hỉ sinh tất cả cho con, thân lão đành chịu khổ và chết bi thảm để mong ngày về con sẽ đỡ đói khổ. Hình ảnh người con chiếm hết tầm trí lão cho đến khi lão từ giã cõi đời.
Lão kiếm lão sống, hoa lợi cái vườn đều dành dụm riêng cho con, không tơ hào đến. Con chó lão nuôi cũng để con về lấy vợ, có cái làm thịt. Đến khi tuổi già sức yếu, thời buổi đói kém, không sống nổi nữa, lão khóc lóc phải bán con chó đi, lão thà tìm đến với cái chết chứ không chịu bán cái vườn là nguồn sinh sống của con sau này. Lão còn lo xa, sau khi lão chết, vườn sẽ bị kẻ khác chiếm đoạt và hàng xóm phải tốn kém chôn lão, lão gửi người tin cậy mảnh vườn cho con và chút tiền làm ma cho lão. Rồi lão tự tử một cách bi thảm bằng bả chó.
Một người lương thiện, chu đáo, đôn hậu, giàu tình người đến thế mà phải kết thúc đời mình thê thảm – Đó là tội ác của chế độ thực dân phong kiến – Nhà văn xúc động trước cuộc đời và tấm lòng của ông lão đã phải kêu lên qua lời ông giáo: ‘Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: ‘Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào… ‘
Ghi lại như thế nhưng vẫn chưa hết được ý của ông giáo và tấm lòng của lão Hạc nhưng ghi làm sao cho hết được nỗi đau khổ của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
– Bài viết thể hiện một cảm xúc khá sâu sắc đúng là không thể nào viết hết được nỗi đau khổ của người nông dân nghèo thuở trước.
– Lời ghi chép lại như thắp một nén hương cho tỏ lòng cảm thông với lão Hạc.